Theo
BBC
(15-4-2014)
Nhà quan sát Carl
Thayer nói việc thả các nhà bất đồng chính kiến mới đây chỉ là chiến thuật thay
vì là chiến lược của Hà Nội.
Trả lời BBC từ Hà Nội,
nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên
Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói:
"Việt
Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên
Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do
nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.
"Bởi
vậy Việt Nam đã hành động nhanh chóng để gỡ bỏ những rào cản vốn có thể khiến
Quốc hội Hoa Kỳ không thông qua hai hiệp định này."
Ông
Thayer cũng nói Bộ Chính trị Việt Nam đã ra nghị quyết từ năm ngoái về việc gia
nhập càng nhiều tổ chức đa phương càng tốt và chuyện thả tù nhân của Hà Nội là
cố gắng để thực hiện nghị quyết này.
Mặc
dù vậy vị giáo sư cũng nói việc thả người chỉ là chiến thuật chứ không phải
chiến lược của Việt Nam.
Ông
nhận định chính trị nội bộ ở Việt Nam có thể làm cho mọi thứ thay đổi kể cả sự
nhượng bộ tạm thời hiện nay.
"Trước
khi vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO Việt Nam cũng thả một số nhà bất đồng
chính kiến.
"Nhưng
sau đó họ bắt còn nhiều hơn."
Ông
Thayer cho rằng tình hình càng phức tạp và dễ thay đổi khi chỉ còn hai năm nữa
là đến Đại hội Đảng sắp tới.
"Có
thể sẽ có những tiếng nói chỉ trích mà họ không thể chấp nhận được.
"Và
khi đó sẽ có sức ép phải dập tắt những chỉ trích đó."
Kiếm ghế tổng bí thư?
Nhà quan sát Việt Nam
lâu năm cho rằng Việt Nam đang mặc cả với Hoa Kỳ và cũng đang để ý tới tư cách
mới của họ trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
"Họ vừa thả những người bất đồng chính kiến
vừa dò xét phản ứng của Hoa Kỳ.
"Bởi vì cũng sẽ có những ý kiến nói rằng
thả để làm gì nếu cuối cùng Quốc hội Hoa Kỳ vẫn không thông qua TPP và Hiệp định
123."
Ông Thayer cũng cho rằng Việt Nam sẽ chỉ có những
động thái vừa đủ để Washington có thể nói với Quốc hội rằng Hà Nội đã có những
cố gắng và Hà Nội cũng hiểu Hoa Kỳ cũng có những lợi ích và quan tâm ngoài nhân
quyền.
Ông chỉ ra rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang đã được
mời tới Nhà Trắng ngay cả khi Việt Nam không đạt những tiến bộ về nhân quyền mà
Hoa Kỳ đòi hỏi.
Về lâu về dài, ông Thayer nói, Việt Nam sẽ giữ
chính sách bảo thủ cố hữu với những người chỉ trích họ.
Vị giáo sư nói ông không tin rằng nhân sự mới
trong dịp Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong hai năm tới sẽ có những thay đổi cấp tiến.
Ông cũng bình luận rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng muốn chuyển sang làm tổng bí thư Đảng Cộng sản sau hai nhiệm kỳ thủ tướng
và ông muốn là một "tổng bí thư mạnh".
Điều đó đồng nghĩa với chuyện ông Dũng phải có
một 'thủ tướng đồng minh', người mà hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về chuyện
ai sẽ là một thủ tướng như thế nếu ông Dũng thực sự có thể trở thành tổng bí
thư tại đại hội Đảng tới đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét