Russell Leigh Moses
Hậu quả
của việc Trung Quốc sụp đổ sẽ còn tồi tệ hơn Liên Xô.
Tiêu đề
gây khiêu khích của bài bình luận trên tờ Tân Hoa Xã chính thức lan truyền rộng
rãi trên khắp các trang tin tức lớn của Trung Quốc hôm thứ Năm và trở thành chủ
đề khiến cho các trang mạng truyền thông xã hội Trung Quốc phải nghiến răng.
Bài bình luận cảnh báo rằng
Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng đói nghèo và khốn khổ vì những hoạt động
gây mất ổn định của số lượng blogger đang ngày càng tăng của nước này, đánh vào
tâm điểm của sự phân chia ý thức hệ ở Trung Quốc, đồng thời cho thấy phe bảo
thủ đang ngày càng lo lắng về hướng đi mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
có thể lựa chọn nhằm cải cách Đảng Cộng Sản.
Đề cập
đến khủng hoảng chính trị và kinh tế trong thời kỳ nước Nga hậu Xô Viết để cho
thấy mối nguy hiểm của việc theo đuổi cải cách chính trị quá sớm không phải là
điều gì mới mẻ ở Trung Quốc, nhưng bài bình luận của Tân Hoa Xã, được viết bởi
một người tên là Wang Xiaoshi, đã vẽ ra một viễn cảnh tàn khốc bất thường về
nước láng giềng phía Bắc của Trung Quốc. Theo Wang, một nước Nga hình thành từ
sự sụp đổ của Liên Xô – một trong những nơi mà “người dân thực sự nhận thức
được” sự ‘dân chủ hóa’ và ‘các giá trị phổ quát mang lại hạnh phúc’” – đã phát
hiện ra rằng “tổng GDP đã giảm đi một nửa; quyền tiếp cận các đại dương giành được
trong vài thế kỷ qua đã bị đánh mất, bên cạnh một đội tàu đã cũ nát, gỉ sét,
cuối cùng trở thành một đống kim loại phế thải; nơi các tập đoàn đầu sỏ chính
trị mới nổi trong nước cướp đoạt tài sản nhà nước; người Nga xếp hàng dài trên
đường phố trong tình trạng sụt giảm nguồn cung; còn các cựu chiến binh đã phải
bán huy chương của họ để đổi đấy bánh mỳ.”
Mức độ
khốn khổ và bất hạnh ấy, hoặc tệ hơn thế, sẽ là điều mà Trung Quốc phải đối
mặt, bởi những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của đất nước đã đi
theo các giá trị tương tự các giá trị đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô, theo
Wang. “Mỗi ngày,” ông ta viết, “các blogger và những kẻ đỡ đầu cho họ cũng vì
lý do trên mà tung tin đồn, bịa đặt các tin tức tiêu cực về xã hội [Trung
Quốc], tạo ra một viễn cảnh hủy diệt về sự sụp đổ của Trung Quốc, đồng thời bôi
nhọ hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện tại – chỉ để thúc đẩy mô hình chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa hợp hiến của Mỹ và châu Âu.”
Mục
tiêu cuối cùng của các cư dân mạng và các nhà tài trợ có ý đồ xấu của họ, ông
Wang tiếp tục, là “nhằm kích động bất ổn xã hội ở Trung Quốc, sử dụng công
chúng như tấm bia đỡ đạn một cách trắng trợn trong quá trình này.”
Những
người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội ngay lập tức bàn tán về phân tích
của ông Wang và bắt đầu chẻ nhỏ vấn đề, lập luận rằng nhiều số liệu mà ông ta
đưa ra là ngụy tạo, nhiều trích dẫn của ông ta xuyên tạc về những nhân vật
người Nga có địa vị. Một số cư dân mạng tự hỏi, không hiểu ông Wang đang sống ở
đâu trong những năm qua, trong bối cảnh thế giới gần đây đã chứng kiến sự sụp
đổ của nhiều chế độ khác nhau, bao gồm các bài học về “những kẻ xâm lược và
những kẻ độc tài cùng những thất bại của họ”, thay vì thuyết âm mưu về tư bản
chủ nghĩa.
Trong
số các nhà phê bình có nhà trí thức Trung Quốc Yu Jianrong, người cho rằng cần
phải thảo luận trước tiên về những thất bại của Trung Quốc, đặt biệt là “khoảng
cách giàu nghèo ngày càng lớn do chủ nghĩa tư bản bè phái trục lợi mà không bị
kiềm chế đã gây ra cho người dân”, cũng như việc nhà chức trách công quyền
không bị ràng buộc “vi phạm trắng trợn các quy định của nhà nước pháp quyền”,
tiếp đó là “sự suy đồi đạo đức xã hội”.
Điều
thú vị là bài bình luận của ông Wang trên thực tế đã xuất hiện trên mạng hơn
hai tuần trước đó, nhưng gây ít ầm ỹ. Lần này, nhờ sự giúp đỡ của phương tiện
truyền thông của đảng, nó phát tán rộng rãi, có nghĩa là một kẻ nào đó đã bảo
kê để cho nó xuất hiện trở lại. Rất có khả năng phe bảo thủ trong Đảng chống
lại cải cách của ông Tập đã biên soạn bài viết này – hoặc ít nhất là buộc nó
xuất hiện trở lại.
Thật
vậy, vào thời điểm những cải cách được đưa lên các phương tiện truyền thông
cũng như trong hàng ngũ Đảng đã khiến cho phe bảo thủ tức giận. Bọn họ đã thấy
cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân bày tỏ sự ủng hộ ông Tập. Còn trong
tuần này, họ chứng kiến ông Tập Cận Bình thăng tướng cho sáu quan chức quân sự
cấp cao, nhằm tiếp tục củng cố quyền lực của ông ta đối với quân đội, một nền
tảng quyền lực truyền thống của phe bảo thủ.
Những
kẻ chống lại cải cách cần quan tâm đến việc bị qua mặt trong một Hội nghị Trung
ương Đảng sắp diễn ra vào tháng Mười, và tại các cuộc họp có thể diễn ra trước
đó tại khu nghỉ mát mùa hè Beidaihe, nơi mà chúng ta có thể chờ xem ông Tập Cận
Bình và các đồng nghiệp của ông ta tiếp tục cố gắng “nhốt quyền lực chính trị
vào trong cũi.” Cư dân mạng không chấp nhận nỗi hoài niệm và kinh hãi mà phe
bảo thủ đang reo rắc; có mọi lý do để tin rằng nhiều người trong số họ coi
những cải cách của Tập Cận Bình là đáng bênh vực.
Bài
bình luận của ông Wang rõ ràng là một nỗ lực của phe bảo thủ để khởi động một
cuộc tranh luận về hướng đi mới của Đảng, và có thể là của cả quốc gia. Nhưng
nếu bọn họ thực sự muốn tác động đến cuộc tranh luận, bọn họ phải làm tốt hơn.
[*] Russell Leigh Moses là Hiệu trưởng của
Viện Nghiên cứu và Khoa Giảng dạy tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc ở Bắc
Kinh. Ông đang viết một cuốn sách về vai trò quyền lực đang biến chuyển trong
hệ thống chính trị Trung Quốc.
Nguồn: Russell Leigh Moses, “China and the Desperation of Dire Predictions“, China Real Time Report,
ngày 02 Tháng Tám 2013.
Bản
Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
Mai
Xương Ngọc dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét