Trung Quốc đã đóng một vai trò
quan trọng giúp đỡ Hồ Chí Minh thành công trong mặt trận chống Thực Dân Pháp
cũng như ký hiệp định Geneva chia đôi VN 1954.
Trong những thập niên sau cuộc họp mặt Geneva, Bắc Kinh vẫn tiếp
tục bành trướng ảnh hưởng trong những sự thay đổi của Việt Nam. Trong quá trình
của cuộc họp mặt Geneva, CSVN không ngừng bám theo cũng như “xin” CS-Trung Quốc
giúp đỡ và tiếp viện để củng cố quyền lực Đảng CSVN tại miền Bắc, thành lập
cũng như huấn luyện quân đội CSVN, thi hành dự án Cải Cách Ruộng Đất, tu chính
lại Đảng CSVN, củng cố bộ chính trị Bắc Việt, quản lý thành phố lớn và tái tạo
nền kinh tế. Và như đã biết, Bắc Kinh đã cho Fang Yi lãnh đạo một đoàn Trung
Quốc Kinh Tế Gia đến miền Bắc Việt Nam.
Theo tài liệu Quân Sử của Bộ Trung Hoa Quân Mưu (Chinese Military
Advisory Group-CMAG), ngày 27 tháng 6, 1955, Võ Nguyên Giáp người nắm binh
quyền Bắc Việt đã âm thầm đến Bắc Kinh trong vai trò đại biểu CSVN với sự giúp
đỡ của người cầm đầu CMAG ở Việt Nam là Wei Guoqing. Võ Nguyên Giáp bàn thảo
với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Hoa Minister Peng Dehuai, và tướng
Petroshevskii, một Quân Mưu cao cấp của Liên Xô tại Trung Quốc, về dự án tái
tạo quân đội của Đảng CSVN và những dự án chiến tranh trong tương lai. Đại Biểu
CSVN ghé thăm Trung Hoa Hạm Đội Bắc Hải trước khi trở về Hà Nội vào giữa tháng
7. Trong quá trình đól, ngày 15 tháng 10, 1955, Võ Nguyên Giáp lại âm thầm dẫn
đầu một phái đoàn đại diện sang Trung Quốc, và đã bàn với Peng Dehuai và Tướng
Quân Liên Xô Gushev kỳ này cũng là về những dự án củng cố quân sự và quân đội
của CSVN cũng như chiến lược tương lai. Đoàn đại biểu CSVN đã tham quan những
Trung Tâm Quân Sự Trung Hoa, quân trường và nhìn Quân Đội Trung Hoa học tập
trước khi trở về Bắc VN vào ngày 11 tháng 12.
Tài Liệu Quân Sử của CMAG, ghi rõ rằng trong suốt 2 quá trình sang
Bắc Kinh của Giáp, Giáp đã báo cáo “thành công ký kết” với CSTQ và Liên Xô
“trên những điều chính.” Nhưng lại không giải thích tại sao Giáp lại mau lẹ ghé
thăm lần thứ 2 đến Bắc Kinh sau không xa chuyến âm thầm thứ nhất, và tại sao sự
hiện diện phía Liên Xô lại khác với lần đầu. Có lẻ sư bàn thảo lần thứ nhất của
Giáp, đã bỏ lại sau lưng vài vấn đề chưa giải quyết. Sự thật thì, theo tài liệu
tham khảo của Quảng Đông Đại Học Xã Hội Học, thì Trung Hoa và Liên Xô đã có sự
bất đồng ý kiến về dự án làm sao thống nhất Việt Nam. Cố Vấn LiênXô ủng hộ sự
hoà bình chung sống giữa Nam, Bắc Việt Nam, kêu gọi Hà Nội ” thống nhất đất
nước qua và trong dự án Hoà Bình Độc Lập Dân Chủ Hoá”, ngược lại thì phía Trung
Hoa cho rằng “tại vì sự phá hoại của chế độ quân chủ nên không thể nào thống
nhất Việt Nam qua cái gọi dân chủ bầu cử như đã viết trong Hiệp Định Geneva, và
như vậy con đường duy nhất là CS-Bắc Việt nên chuẩn bị cho một chiến tranh sắp
tới”.
Ngày 24 Tháng 12, 1955, CSTQ quyết định rút Bộ Quân Mưu CMAG ra
khỏi Vietnam; Peng Dehuai đã cho Võ Nguyên Giáp biết cái quyết định này. Tới
vào giữa tháng 3, 1956, cán bộ cuối cùng của CMAG đã rời khỏi CSVN. Để thay thế
Bộ Quân Mưu CMAG, Bắc Kinh đã gửi đến một Ban Quân Mưu nhỏ hơn dưới quyền của
Hoàng Văn Quân để giúp đỡ CSVN.
Sự thay đổi này đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận lớn trong nội bộ
ban lãnh đạo CSVN 1956, về quyết định “người nào sẽ phải gánh vác trách nhiệm
về bắt trước dự án Cải Cách Ruộng Đất của Trung Quốc từ năm 1953” . Trường
Chinh, Tồng Thư Ký Đảng CSVN, người đã lãnh đạo trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất,
đã bị cách chức tại Quốc Hội Trung Ương vào tháng 9, 1956. Lê Duẫn, lên thay
thế lãnh chức vụ Tổng Thư Ký CSVN, đã chỉ chứng Trường Chinh, tội danh thi hành
Cải Cách Ruộng Đất của Trung Quốc với Việt Nam bất chấp những sự thật xảy ra
tại Việt Nam.
Sự thất bại của Cải Cách Ruộng Đất đã khiến trong Đảng CSVN biết
rõ là con đường thống nhất Việt Nam, như trong Hiệp Định Geneva bầu cử Dân Chủ,
đã không thể thực thi. Khi cái hy vọng thống nhất bằng lòng dân qua bầu cử của
Đảng CSVN bị sụp đổ, thì CSVN cũng phải đang đối diện với vấn nạn kinh tế của
XHCN. Nguồn cung cấp gạo tại Hà Nội trở thành vấn nạn, CSVN vì đã quay lưng với
hiệp dịnh Geneva, âm thầm quậy phá miền Nam bôi nhọ và ám sát nhân viên Cao cấp
của miền Nam, nên CSVN không thể mở miệng xin mong sự giúp đõ từ kinh tế Miền
Nam, CSVN ngoài phải tự trồng trọt kiếm ăn mặt khác, ban lãnh đạo Hà Nội tiếp
tục quay về với Trung Quốc bất chấp vì nghe lời Bắc Kinh mà kết quả là những
đau thương của Cải Cách Ruộng Đất.
Tháng 4, 1956, Phó Thủ Tướng CSTQ Chen Yun, một nhà kinh tế gia
chuyên môn trong Đảng CS Trung Quốc, đã âm thầm không công khai đến Hà Nội.
Trước lời yêu cầu của Hồ Chí Minh, Chen đưa ra dư án chính về “Ưu Tiên Kỷ Ghệ
Nông Nghiệp và cũng như đặt kỷ nghệ nhỏ lên trước kỹ nghệ lớn” (light industry
ahead of heavy industry) để nâng cao nền kinh tế Bắc Việt. Ban lãnh đạo CSVN
chấp nhận dự án của Chen. Sự thật bằng chứng là CSTQ đã bỏ ra rất nhiều trong
việc nâng cao kinh tế trong phần kỹ nghệ lớn tại Trung Hoa trong 5 năm đầu vào
thời gian đó, sự khoa chương phóng đại của Chen về nông nghiệp và những kỹ nghệ
nhỏ rất là khác thường, và cũng như sự chứng minh là Trung Quốc luôn quan tâm
nhiều đến hình trạng tại VN trong sự “cố vấn” và tài trợ của Bắc Kinh đối với
CSVN. Chu Ân Lai lập lại sự quyết định của Chen về sự cận trọng trong những dự
án kinh tế trong qua trình viếng thăm Hà Nội vào ngày 18-22 tháng 11, 1956,
cũng như Lai đã nói với Hồ Chí Minh phải kiềm chế những sự hấp tấp về những dư
án thu hoạt Nông Nghiệp: “sự thay đổi đó phải đi từng bước một.”
Nhà văn Donald S. Zagoria đã phản luận trong cuốn sách Vietnam
Triangle (VN Tam Giác) là trong thời gian 1957 và 1960, CSVN đã thay đổi từ
trung thành với Bắc Kinh qua Liên Xô để có sự tài trợ của Liên Xô về những dự
án nâng cao nền kinh tế XHCN-VNt.11 Trên thực tế, ban lãnh đạo Hà Nội vẫn tiếp
tục, báo cáo và xin lệnh CSTQ về những quyết định quan trọng như củng cố nền
kinh tế tại Miền Bắc và công cuộc cách mạng nơi Miền Nam. Trong quá trình tái
tạo nền kinh tế của XHCN-VN 1958, bộ chính trị CSVN bắt đầu đặt tâm vào công
cuộc cách mạng tấn công Miền Nam VN. CSVN báo cáo và xin quyết định từ CSTQ.
Vào mùa Hạ 1958, Bộ Chính Trị CSVN đưa trình lên CSTQ để xin quyết định cho 2
dự án “Sự nhận định về dự án Căn Bản cho ViệtNam trong giai đoạn mới ” và “Ý
kiến về dự án thống nhất vỹ tuyến Unification Line và con đường cách mạng nơi
miền Nam.”
Sau khi tham khảo cẩn thận, Ban Lãnh Đạo CSTQ đã trả lời bằng một
lá thư, chỉ thị “nền tảng chủ yếu nhất, những quyết định quan trọng nhất, và
những dự án khẩn cấp nhất” cho công cuộc cách mạng của CSVN là phải thực thi
Cách Mạng Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Xây Dựng Xã Hội tại miền Bắc. Về phía
miền Nam, CSTQ tiếp tục chỉ thị, dự án mà Hà Nội phải thực thi là phải nâng cao
khẩu hiệu “Quốc Gia và Cách Mạng Dân Chủ.” Tuy nhiên, khi trong thực tại sự
nhận thức về công cuộc cách mạng trong lúc đó vốn dĩ bất khả thi, CSTQ kết
luận, CSVN nên “thành lập một công cuộc đường hầm dài lâu, dưỡng sức, thành lập
bộ tuyên truyền đến với đa số, và chờ đợi cơ hội thích hợp.” Nói thẳng ra, Bắc
Kinh thật sự không mong muốn lâm vào cảnh CSVN chính thức ra mặt đối kháng với
Hoa Kỳ. Judging by subsequent developments, CSVN đã không dám cải lời CSTQ,
trong thời gian 1958 và 1960 Hanoi luôn chú tâm vào nền kinh tế miền Bắc VN,
thực thi “Dự Án 3 Năm” cải tổ chủ nghĩa về mặt kinh tế và xã hội. Chính sách trở lại với thủ đoạn Cách mạng Bạo
Lực được Trung Ương Đảng CSVN thực thi vào tháng 5, 1959 nhưng lại không nói rõ
phải đi theo đường hướng nào. Thậm chí cũng không nhắc đến những trắc trở của
sự hợp nhất giữa quân sự và chính trị phải đối diện. Trong 2 năm kế tiếp, ban
lãnh đaọ CSVN tiếp tục tranh luận về những mựu lược và sách lược. Hồ Chí Minh tiếp
lục báo cáo và thỉnh lệnh với CSTQ. Vào tháng 5, 1960, CSVN và lãnh tụ CSTQ đã
mở cuộc thảo luận tại Hà Nội và Bắc Kinh về những sách lược xâm chiếm miền Nam
Việt Nam. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đưa ra lập luận rằng trong những sự
tranh giành trong chính trị nên hợp nhất với vũ khí và quân sự khi những thực
trạng đang xãy ra giữa những thành phố và những vùng quê trong miền Nam, một
sách lược tranh đấu uyễn chuyễn cần nên được thi hành. Với trong Thành Phố,
CSTQ đưa quyết định, tranh đấu bằng chính trị nên được làm sách lược chính, tuy
nhiên nếu muốn đánh sụp chế độ ông Diệm, thì vũ lực thật sự là cần thiết. Bởi
vì đã có nhiều và đa số những căn cứ nơi những vùng quê, thì lực lượng quân sự
nên được thành lập tại đó, tuy nhiên đấu tranh bằng quân sự nên kèm theo với
đấu tranh chính trị.
Vào tháng 9- 1960, CSVN mở Đại Hội Đảng CS lần thứ 3, nhưng lại
không có quyết định gì về những tình trạng thối nát hiện tại nơi miền Bắc, thay
vào đó là chỉ âm mưu đánh chiếm khi nền chính trị miền Nam Việt Nam đang lung lay.
Để lợi dụng cơ hội mới này, Quốc Hội CSVN kêu gọi và ra lệnh cho Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam thực thi cả 2 chính sách đấu tranh bằng chính trị và quân sự đối
với miền Nam VN, và kêu gọi sự yểm trợ tối đa từ miền Bắc. Sách lược liên kết
đấu tranh bằng quân sự và chính trị với miền Nam vốn là những dự án và quyết
định từ CSTQ.
Vào mùa Xuân 1961, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy chấp thuận
tăng viện trợ về Quân Sự và Ban Quân Mưu (MAAG) với 100 cố vấn và đã gửi đến
Việt Nam 400 lực lượng đặc biệt để huấn luyện quân đội miền Nam những cách tiếp
chiến khẩn cấp. Sự viện trợ của Hoa Kỳ với Đông Nam Á đã khiến Lãnh đạo Bắc
Kinh không yên tâm. Trong lúc Thủ Tướng CS là Phạm Văn Đồng sang Bắc Kinh vào
tháng 6-1961, Mao Trạch Đông đã quyết định tăng thêm viện trợ cho mặt trận xâm
lấn miền Nam trong khi Chu Ân Lai tiếp tục hối thúc phải thực thi những sách
lược uyển chuyển và quan trọng nhất là “liên hợp giữa chính sách đấu tranh hợp
pháp và đấu tranh bằng thủ đoạn đen tối phi pháp cũng như phải liên kết đấu
tranh bằng chính trị và quân sự.”
Năm 1962 một sự kiện thay đổi lớn giữa sư nhúng tay của Hoa Kỳ và
thái độ cũng như hành động của Trung Quốc đối với cuộc nội chiến của Việt Nam.
Vào tháng 2, Hoa Thịnh Đốn (Washington) thành lập tại Sài Gòn một ban Quân Mưu
(Military Assistance Command, Vietnam (MAC,V)), để thay thế MAAG. Chính Phủ
Kennedy buộc ghép ban hành hành động này với số tăng trưởng mạnh về mặt Cố Vấn
Hoa Kỳ và số lượng quân sự tiếp viện với chính phủ Diệm, đánh dấu cho một tầng
lớp mới về mật tham dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Vào mùa Xuân năm đó, một cuộc tranh luận xảy ra trong nội bộ ban
lãnh đão Trung Quốc phán đoán một Thế Chiến sẽ xảy ra, và dự định có thể hoà
bình sống với những quốc gia tư bản, và mức độ tài trợ của TrungQuôc đối với
“công cuộc Giải Phóng”. Vào ngày 27 tháng 2, Wang Jiaxiang, Bộ Trưởng Bộ Liên
Lạc Ngoại Giao, gửi một lá thư cho Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình và Chen Yi ( bộ 3
cầm quyền về chích sách ngoại giao), phản đối và chỉ trich khuynh hướng đánh
giá cao về mặt nguy cơ Thế Chiến xảy ra, và đã đánh giá thấp về những cơ hội
hoà bình chung sống với những đế quốc. Về mặt yểm trợ cho “công cuộc giải phóng
toàn quốc”, Wang đã thận trọng thận trọng nhấn mạnh, kêu gọi sự chú ý đến những
vấn nạn kinh tế của Trung Quốc và hạn hẹp tài nguyên. Về vần đề của Việt Nam,
Wang yêu cầu Đảng CS Trung Quốc “cảnh giác đối với những đường lối chiến tranh
của Đế Quốc Mỹ đã thực thi ở Đại Hàn” và cũng cảnh báo về nguy cơ “Khrushchev
và những người cùng phe đang kéo chúng vào một cạm bẫy chiến tranh.” Wang đưa
ra dự án, nếu muốn chỉnh đốn và tái tạo lại nền kinh tế và thắng lợi vượt qua
những sóng gió giai đoạn khó khăn, Trung Quốc nên chấp nhận một chính sách hoà
bình và và thoả hiệp về mặt ngoại giao, và với lãnh vực ngoại vận Trung Quốc
không nên làm những gì không có khả năng. Nhưng Mao Trạch Đông đã bỏ ngoài tai
những ý kiến và dự án nêu ra của Wang, thậm chí còn phán tội danh cho Wang là
kẻ nâng cao “chủ nghĩa xét lại” chính sách ngoại giao của “3 điều thoả mản và
một sự giảm bớt” (sự thoả mản với đế quốc, chủ nghĩa xét lại, và thế giới bảo
thủ hoá , và giảm bớt sự yểm trợ cho công cuộc Giải Phóng Toàn Quốc.)
Sự biến diễn của cuộc tranh luận đã tạo ra những quyết định chính
cho những chính sách của CSTQ đối với Việt. Nếu như ý kiến của Wang được chấp
nhận, thì nó sẽ có nghĩa là vai trò của CSTQ đối với Đông Nam Á phải bị hạn
chế. Nhưng Mao Trạch Đông đã quay sang con đường quân sự, chọn lựa đối mặt với
Hoa Kỳ. Sự việc này đã chuyển sang bên trái của những chính sách ngoại giao,
với sự nhấn mạnh của Mao trạch Đông về tranh đấu giai cấp và chính sách cấp
tiến trong sự liên hệ nội bộ Trung Quốc 1962. Sự việc này cũng ảnh hưởng đến
vai trò của CSTQ đối với những vấn nạn chưa dàn xếp nơi Việt Nam. Với sự bỏ
ngoài tai ý kiến của Wang, một cơ hội đã trồi lên sau này cho Hoa Kỳ len lõi
vào Đông Nam Á đã bị hụt.
Vào
mùa Hạ 1962, Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh đến Bắc Kinh để bàn thảo với ban
lãnh đạo CSTQ về tình trạng quan trọng do sự nhúng tay của Hoa Kỳ với Việt Nam
và có thể Hoa Kỳ sẽ có một cuộc tấn công Bắc Việt Nam. Hồ Chí Minh “xin” CSTQ
tài trợ cho công cuộc du kích tại miền Nam. Bắc Kinh đã thoả mán sự “xin cầu”
của Hồ Chí Minh bằng cách đồng ý gửi cho CSVN 90,000 cây súng trường và súng
máy (AK), số lượng này có thể trang bị cho 230 bộ binh tác chiến hat could
equip 230 infantry battalions. Những vũ khí này sẽ được dùng để yểm trợ mặt
trận du kích tại miền Nam. Vào tháng3,1963, Luu Thieu Ky, Bộ Trưởng Dân Nhân
Giải Phóng Quân của Trung Hoa (Chief of Staff of the Chinese People’s
Liberation Army (PLA)), ghé thăm CSVN và bàn luận với CSVN, CSTQ sẽ yểm trợ cho
CSVN bằng cách nào nếu Hoa Kỳ tấn công miền Bắc. Hai tháng sau, Lưu thiếu Kỳ,
chủ tịch của PRC, đến Hà Nội, và nói với Hồ Chí Minh: “Chúng tôi luôn sát cánh
bên đồng chí, và nếu như chiến tranh bùng nổ, đồng chí có thể nhìn Trung Hoa
như là một cánh tay.”
Sự
thật thì, Bắc Kinh đã sớm chính thức ký kết với Hà Nội vào đầu năm 1963. Đến
cuối năm đó, cán bộ của CSTQ và CSVN đã bàn thảo về sự viện trợ giúp đỡ của Bắc
Kinh về dự án xây dựng những công trình phòng chiến và căn cứ Hải Quân ở vùng
Đông Bắc lãnh thổ CSVN. Theo tài liệu từ Trung Hoa, vào năm 1963 CSTQ và CSVN
đã ngầm ký kết hiệp định là Bắc Kinh sẽ gửi quân tác chiến vào Bắc Việt Nam khi
cần. Quân đội CSTQ sẽ ở lại và chiến đấu tại miền Bắc để đoàn quân VC được rãnh
tay xuống miền Nam. Nhưng ngày giờ và điều kiện trong bản hiệp định tới nay vẫn
không rõ ràng.
Tổng
kết, trong giai đoạn từ 1954 và 1963 Trung Quốc đã và luôn chặt chẻ tham dự vào
trong những sự phát triển và quyết định của nền tảng chính trị Hà Nội. Đảng CS
Trung Quốc “yêu cầu” Hồ Chí Minh phải chú tâm vào củng cố Đảng CSVN và liên kết
sách lược đấu tranh bằng chính trị và quân sự đối với miền Nam VN. Trong những
năm từ 1956 và 1963, CSQT đã tiếp trợ cho CSVN 270,000 cây súng, trên 10,000
đại pháo, trên 200 triệu đạn dược, 2.02 triệu Trái Pháo, 15,000 dây truyền tin,
5,000 radio thông tin, trên 1,000 xe vận tải, 15 chiếc máy bay, 28 tàu chiến,
và 1.18 triệu quân phục. Tổng số viện trợ từ CSTQ đối với CSVN trong thời gian
này là hơn 320 triệu nhân dân tệ. Năm 1962 là một năm chủ yếu của những sự
quyết định của những hành động cũng như thái độ của Trung Quốc đối với Việt
Nam. Bỏ rơi dự án tiến tới trong thận trọng, Mao Trạch Đông đã chọn con đường
đối đầu với Hoa Kỳ và quyết định đẩy mạnh sự tài trợ cần thiết từ Trung Quốc
đến Hà Nội. Số lượng lớn viện trợ vũ khí từ Bắc Kinh đến với CSVN vào năm 1962
đã giúp đỡ Hồ chí Minh đẩy mạnh mặt trận du kích trong miền Nam, và đã khơi dậy
thêm sự nhúng tay của Hoa Kỳ. Vào cuối năm 1963, ban lãnh đạo Trung Quốc rất là
bất an về sự quyết định của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tuy nhiên CSTQ vẫn luôn yểm
trợ và tài trợ tối đa cho CSVN đối mặt với Hoa Kỳ.
Nhất Thanh Tóm Dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét