Trung Quốc tấn công Việt Nam, Xô viết đe dọa Trung Quốc – sau ba cuộc
Chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến thứ tư, có lẽ là cuộc chiến nguy hiểm nhất,
đang hiện hình. Cường quốc mới Trung Quốc muốn chứng tỏ cho thế giới biết rằng
họ dám bước ra chống lại tử thù Liên bang Xô viết của họ. Mạo hiểm có tính toán
trước của những người cộng sản?
Vào giữa tháng Hai,
mây đen bao phủ trên vùng biên giới Việt-Trung. Vì vậy mà vệ tinh trên trời của
Mỹ, trước sau thì cũng đã ít có mặt trên khu vực không còn được cho là quan
trọng, không thể nhận biết những gì đang xảy ra trên mặt đất.
Cả liên lạc vô tuyến
cũng không cho thấy điều gì bất thường. Con số ít ỏi của những gì mà các trạm
nghe lén của Mỹ thu thập được trên thực tế là vô giá trị. Hẳn là người Mỹ đã
cân nhắc việc gửi một con tàu gián điệp vào Vịnh Bắc Bộ, nhưng lại không thực
hiện để tránh mọi rủi ro: đã có quá nhiều tàu thủy Xô viết đang đi lại ở đó.
Vì vậy mà thế lực
quân sự mạnh nhất thế giới lại bất ngờ thêm một lần nữa, khi tấm màn sân khấu
được kéo lên trước một khung cảnh quen thuộc đối với họ, cho một tấn kịch chiến
tranh hoàn toàn mới vào ngày 17 tháng Hai 1979: vào lúc 4 giờ 30, ba đạo quân
Trung Quốc, có lẽ là 160000 người, bắt đầu tấn công sang Việt Nam trên toàn bộ
biên giới dài 700 kilômét.
Chỉ bốn năm sau khi
cuộc Chiến tranh Đông Dương kéo bài 30 năm chấm dứt, địa danh Việt Nam lại được
nhắc tới trên báo chí thế giới, những địch thủ mới lại chiến đấu chống lại nhau
trong rừng rậm Viễn Ấn: không còn là đế quốc Nhật, thực dân Pháp hay người Mỹ
chống cộng sản, mà là những người cộng sản với nhau, cộng sản Á châu, dân tộc
láng giềng. Cuộc “Chiến tranh Mácxít-Mácxít” mới là nguyên cớ để tờ “Monde” ở
Paris viết rằng: “Chúng ta hãy liều đánh cược: sẽ có nhiều cuộc chiến như vậy
nữa.”
Đứng đe dọa ở phía
sau đạo quân xâm lược là năng lực của trên 800 triệu người Trung Quốc và tuyên
bố bất khả sai lầm mang tính khiêu khích của một quyền lực cổ xưa ở châu Á.
Nhưng đứng ở sau Việt
Nam, theo Hiệp ước Hữu nghị của ngày 3 tháng Mười Một 1978, là thế lực Xô viết
trên 60 tuổi, đã may mắn vượt qua được tất cả các cuộc khủng hoảng tồn tại và
các lãnh tụ của nó ngày một mang ấn tượng ngột ngạt, rằng có thể cuộc xung đột
to lớn cuối cùng rồi cũng sẽ ập lên họ vào một lúc nào đó. Một hạm đội Xô viết
với một tuần dương hạm hạng nặng đã bắt đầu di chuyển hướng tới biển Đông.
Sự to tiếng và bực
tức trong phản ứng của Moscov cho thấy rằng ngay cả Liên bang Xô viết đầy cảnh
giác cũng bị bất ngờ bởi người Trung Quốc.
Ngoại trưởng Gromyko
vì một hội nghị khẩn mà không thể đón tiếp đồng nhiệm Tiệp Khắc Chnoupek trên
sân bay Moscow đúng theo nghi lễ được; sếp Đảng Breshnev đang nghỉ mát ở ngoài
thủ đô Xô viết. Ba mươi tiếng đồng hồ sau khi người Trung Quốc tấn công, chính
phủ Xô viết tuyên bố giận dữ: “Giới cầm quyền ở Bắc Kinh cần phải dừng lại
trước khi quá muộn.”
Ngay sau tuyên bố
này, một chiến dịch tuyên truyền vô tiền khoáng hậu để chống kẻ thù không đội
trời chung Trung Quốc đã bùng phát ra trong Liên bang Xô viết và trong CHDC
Đức. Trong nhà máy, nông trường và khu dân cư, người dân Xô viết tụ tập lại
dưới những câu khẩu hiệu của tình đoàn kết bền vững với Việt Nam, xuất phát từ
thời cuộc Chiến tranh chống Mỹ.
Radio Moscov loan báo
những tin tức khủng khiếp về những đứa trẻ con bị người Trung Quốc nhận xuống
các vũng bùn cho tới chết, về những người dân làng bị đốt chết bằng súng phun
lửa. Tờ “Pravda” cũng có một bài thơ chống người Trung Quốc với cái tựa đơn
giản “Những kẻ điên”:
Hòa bình cực nhọc vừa
được củng cố
Thì những tên
“gangster” mới đã có ý tưởng
Bước vào ngôi nhà đầy
đau khổ, rạn nứt
Của người Việt.
Những người đã bị áp
bức ba lần
Bây giờ lại bị hành
hạ nữa?
Thực hiện điều đó
Chỉ có thể là những
kẻ điên rồ.
Mang sự hằn thù vào
đất nước láng giềng
Là một tên nghiện
ngập điên rồ.
Hởi con người trên
hành tinh tươi đẹp Địa Cầu
Tất cả chúng ta phải
nói:
Hãy ngừng lại, đồ
điên rồ!
Người ta không được
phép hỗn láo
Chà đạp sự thật, tự
do và lương tâm.
Khối Đông Âu rút ra
khỏi Liên hoan Phim Berlin vì phim Mỹ “The Deer Hunter” mà trong đó Việt Cộng
buộc các tù nhân Hoa Kỳ của họ phải chơi roulette Nga.
Ở Prag, giới trẻ hào
hứng biểu tình chống cuộc xâm lược của người Trung Quốc. Có một lúc, người dân
Ba Lan lo sợ là tân binh có thể sẽ được gửi sang Viễn Đông. Tin đồn lan truyền,
rằng Hiệp ước Warsaw, tờ giấy khai sinh của liên minh quân sự khối Đông Âu, đã
được sửa đổi theo ý này.
Cũng như thường lệ
tại từ ngữ xâm lược, những người đang khẩu chiến lại nhắc tới nước Đức ở mọi
lúc mọi điều. Việt Nam lên án tuyên truyền Trung Quốc là “theo lối Goebbels”.
Albany vừa mới rời bỏ Bắc Kinh nhận thấy rằng “những lời tuyên bố của Trung
Quốc về “lần trừng phạt” này có thể xuất phát từ Adolf Hitler, từng từ một”.
Chính phủ Hà Nội rõ
ràng là cũng bị bất ngờ bởi cuộc xâm lược. Viên tổng tư lệnh quân đội của họ
đang ở tại Romania, thủ tướng, nhiều bộ trưởng và tổng tham mưu trưởng cũng
đang ở ngoài nước.
Họ ngủ trong ngôi nhà
khách chính phủ ở thủ đô Campuchia và vào lúc đầu cũng ở lại Pnom Penh vẫn còn
không một bóng người. Vào ngày hôm sau đó, họ ký kết với nước chư hầu Campuchia
của họ một hiệp ước về “hữu nghị và cộng tác”, như họ đã ký kết với nước chư
hầu Lào của họ năm 1976: tờ giấy đó hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt
Nam, bây giờ cũng cả ở Campuchia nữa. 16 sư đoàn Việt Nam hiện nay đang đóng ở
Campuchia, thêm bốn sư đoàn khác ở Lào – đa phần của 31 quân đoàn Việt Nam đóng
quân ở nước ngoài.
Qua đó, Hà Nội thống
trị cả Đông Dương – và qua đó họ thách thức những kẻ xâm lược ở biên kia biên
giới. Cuộc xung đột tự nó đã báo trước từ lâu – không khác nhiều cho lắm khi so
với những cuộc chiến tranh khác.
Hàng tháng trời, hai
bên cáo buộc nhau đã xâm phạm nghiêm trọng biên giới, trước khi họ trừng phạt
nhau: lúc đầu là Việt Nam trừng phạt láng giềng Campuchia, rồi Trung Quốc trừng
phạt láng giềng Việt Nam. Bình luận của Đài Truyền hình Moscov: “Đây không phải
là thời phong kiến Trung Quốc, và một cuộc chiến tranh như vậy phải bị trừng
phạt.”
Vào ngày 9 tháng Hai,
Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối tại Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội về những cuộc
tấn công và “nhiều tội phạm”.
Vào ngày 10 tháng
Hai, thông tấn xã Bắc Kinh “Xinhua” cáo buộc người Việt, rằng từ tháng Giêng họ
đã xâm phạm biên giới 50 lần dưới sự che chở của bóng tối, sương mù và hỏa lực.
Vào ngày 14 tháng
Hai, Việt Nam phản công: 2158 lần xâm phạm biên giới trong năm năm vừa qua
(cộng thêm 568 lần “xử lý bất hợp pháp đất Việt Nam”) cũng như “chuẩn bị chiến
tranh một cách điên rồ”. Vào ngày 17 tháng Hai, Bắc Kinh tổng kết có 700 vụ xâm
phạm biên giới với 300 người chết trong vòng sáu tháng vừa qua.
Rồi giới truyền thông
Trung Quốc còn giữ kín những gì cụ thể đã xảy ra ở mặt trận trước người dân của
họ nữa. Người ta cho đó chỉ là bảo vệ biên giới thôi mà. Việt Nam có nhiều kinh
nghiệm trong quan hệ công chúng phân phát qua đại sứ quán vẫn tiếp tục hoạt
động ở Bắc Kinh các thông báo với góc nhìn của họ về các sự việc và cũng mời
nhà báo từ năm nước tới thăm thành phố trại lính Lạng Sơn: họ nhìn thấy những
người nông dân đang chạy trốn và những người lính đang hành quân – không còn
thấy gì xảy ra nhiều hơn từ cuộc Chiến tranh Việt-Trung trong thời đại truyền
thông.
Hành động trừng phạt
của Trung Quốc cung cấp cho tuyên truyền Xô viết một cái cúp độc nhất vô nhị:
nỗi lo sợ Trung Quốc lâu đời của Nga dường như không còn lý do nữa, tất cả các
cảnh báo đầy kích động, ảo tưởng của Moscov trước những kẻ gây chiến Bắc Kinh
rõ ràng là có lý do. Giới lãnh đạo Xô viết: “Được chứng tỏ qua đó cũng là sự
khinh suất mang tính tội phạm của giới lãnh đạo Trung Quốc khi cầm tới vũ khí.”
Phía sau gương mặt
luôn mỉm cười của người Trung Quốc yêu hòa bình, những người thích siêng năng
làm việc, tài giỏi trong buôn bán và trong biến đổi, mà việc tiến hành chiến
tranh đối với họ là một việc gây phiền nhiễu từ hàng ngàn năm nay, những người
lính má hồng trông giống phụ nữ của họ thích xoay tròn lưỡi lê: bất thình lình
xuất hiện ở phía sau cái mặt nạ đẹp đó là nét mặt lạnh lùng của những kẻ giết
người.
Những con người thực
tế, những người muốn hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp một cách hợp lý và
kiên quyết, bây giờ đối với nhiều người lại trông giống như những kẻ liều lĩnh
hiếu chiến. Phương Tây bàng hoàng thức tỉnh sau khi hân hoan vì Trung Quốc: Đất
nước có nhiều dân cư nhất thế giới có tự đẩy mình là lực lượng hòa bình lớn
xuống khỏi bục hay không? Ngoại giao được kết nối hết sức nghệ thuật của Đặng –
trao đổi với Nhật, Mỹ, Tây Âu – chỉ là ngụy trang cho một chính sách bạo lực?
Trong con mắt Phương
Tây, lần quyết định tấn công Việt Nam gần giống như một bộc phát của tính phi
lý Viễn Đông: thế giới nghi ngại nhìn một Trung Quốc rõ ràng là hung hãn trong
ngoại giao cũng như trong hành động, và không thể đoán trước được giống như
thời trước tại những thời hỗn loạn trong nội bộ.
Điều gì đã thúc đẩy
người Trung Quốc chấp nhận tất cả những rủi ro này?
Một mối đe dọa qua
những giàn phóng tên lửa Xô viết trong “Cuba của châu Á”, như Trung Quốc đã gọi
Việt Nam như vậy, không thể là nguyên nhân cho lần tấn công này: Việt Nam không
sở hữu hỏa tiển tầm trung có thể đe dọa được Trung Quốc.
Có lẽ Trung Quốc muốn
phá vỡ vòng bao vây bởi Nga ở phương Bắc và Việt Nam ở phương Nam, cho tới
chừng nào mà họ còn có khả năng? Điều này thì khó có thể hoàn tất với một hành
động trừng phạt “có giới hạn”.
Trung Quốc có ý định
muốn ngăn chận không cho Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết tiếp cận với nhau trong
chính sách giảm căng thẳng, muốn – với những phương tiện mạnh bất hợp lý – ngăn
cản [hiệp định hạn chế vũ khí] Salt II? Để làm việc này thì không có đủ bảo đảm
rằng Hoa Kỳ chấp nhận “bài học” này.
Dường như rằng những
người cầm quyền ở Bắc Kinh sau hàng chục năm cô lập đã mất đi khả năng phán
đoán thế giới bên ngoài một cách thích hợp – điều mà một loạt sai lầm về ngoại
giao ủng hộ, ví dụ như chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hoa trên bán đào Balkan
và, trong thời gian của cuộc Cách mạng Ba Tư, vua Ba Tư.
Theo cách nhìn của
Trung Quốc, các động cơ cho cuộc “phản công” là hoàn toàn khác. Theo đó, chiến
dịch này đã được chuẩn bị trước một cách cẩn thận, các rủi ro chính trị cũng
như quân sự đã được toan tính trước là có thể chấp nhận được. Từ đường lối an
ninh và quyền lực của Trung Quốc thì cuộc tấn công Việt Nam có thể giải thích
một cách hợp lý: nó tương ứng với thái độ cư xử của một cường quốc.
Trung Quốc phô diễn
cho thấy rằng họ không còn là kẻ khổng lồ đang mê ngủ của quá khứ nữa, không
còn là quả bóng của các nhà nước nhỏ bé nữa. Tại Washington, Đặng tuyên bố
trong một buổi tiệc chiêu đãi của hội đồng về chính sách ngoại giao:
Chúng tôi không thể
cứ để cho Việt Nam mãi đóng vai kẻ hung hăn. Vì lợi ích của hòa bình thế giới
và vì sự ổn định, và vì lợi ích của đất nước chúng tôi, chúng tôi có thể nhìn
thấy mình bị bắt buộc phải hành động trái với ý muốn của chúng tôi.
Việt Nam, đất nước có
thể đe dọa với thanh kiếm của Nga, tiếp tục thách thức Trung Quốc: họ xua đuổi
thiểu số người Hoa của họ, họ cũng có phần của họ trong những lần xâm phạm biên
giới, họ lật đổ đồng minh của Trung Quốc ở Campuchia bằng phương tiện quân sự.
Nhiều năm trời, Trung
Quốc đã cảnh báo thế giới về sự bành trước của Xô viết, và đã đổ lỗi cho Tây Âu
cũng như Hoa Kỳ, là đã thực hiện chính sách nhân nhượng đối với Moscov. Bây
giờ, một nước chư hầu Xô viết nhỏ bé lại thách thức Trung Quốc ngay trước cửa
nhà của họ. Nếu như Bắc Kinh không tỏ ý muốn ngăn nhận sự bành trướng của Xô
viết ở Đông Nam Á, thì các nước trong vùng này – những nước mà nhiều năm nay
Moscov đã hoài công cố gắng tranh thủ họ cho cái được gọi là một hệ thống an
ninh tập thể – trong tương lai sẽ khó mà chống đỡ lại được với áp lực Xô viết.
Theo cách nhìn của
mình, Trung Quốc muốn cho Phương Tây thấy rằng không chỉ Việt Nam là một con
cọp giấy, mà cả người anh Liên bang Xô viết của họ nữa, sau những thành công
của Xô viết tại Angola và Ethiopia, Afghannistan và có thể là cả ở Ba Tư nữa.
Nếu như Trung Quốc
muốn được xem là cường quốc trong tương lai của châu Á, và là đối tác tiềm năng
của Phương Tây, thì họ phải làm một điều gì đó theo sự hiểu biết riêng của họ,
để đối đầu với Moscov và đồng minh Việt Nam của nó.
Thuật ngữ “chinh
phạt” trong tiếng Trung Quốc cũng phù hợp với vốn từ vựng của tư tưởng chư hầu
xưa cũ thời hoàng đế: Trung Quốc xuất hiện trong môi trường xung quanh nó, cái
tương ứng với vòng các nước chư hầu ngày xưa, như là một cường quốc đòi hỏi.
Điều đó có nghĩa là: sự bất tuân của các dân tộc ở vùng biên cương đối với
trung ương sẽ bị trừng phạt.
Trong tháng Ba 1978,
ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có trận chiến đầu tiên giữa hai
liên đoàn xe tăng thù địch rồi – việc mà cả hai bên kiên quyết phủ nhận. Một
nhà ngoại giao Á châu ở Hà Nội nói với SPIEGEL: “Bắc Kinh bực tức những đứa trẻ
con hỗn xược trong ngôi vườn ở phía Nam của Trung Quốc.”
Trong đêm rạng sáng
ngày 1 tháng Năm 1970, khi quân đội Mỹ tiến vào Campuchia, tổng thống Hoa Kỳ
Nixon đã lý giải quyết định xâm lấn của ông trên truyền hình: “Khi các con bài
được lật ngữa”, thì Hoa Kỳ không được phép được đứng đó như một “tên khổng lồ
bất lực đáng thương hại”. “Cái được thử thách vào đêm nay không phải là sức
mạnh của chúng ta, mà là ý chí và tính cách của chúng ta.
Trung Quốc cộng sản
cũng đã nhiều lần sẵn sàng chứng minh một cách kỳ lạ như vậy cho những rủi ro
từ quyền lực của nhà nước. Ở Triều Tiên, người Trung Quốc đánh đuổi người Mỹ,
những người đã cân nhắc tới việc tấn công bằng bom nguyên tử, từ biên giới Jalu
với Trung Quốc về cho tới vỹ tuyến 38. Họ dừng lại ở đó – một chiến dịch có
giới hạn.
Năm 1958, họ đấu pháo
binh với Đài Loan trên các hòn đảo Kim Môn và Mã Tổ – và mặc dù vậy vẫn không
đổ bộ lên các hòn đảo. Năm 1962, họ tấn công Ấn Độ – và sau nhiều tháng chinh
chiến trên núi đã đơn phương tuyên bố ngưng bắn. Họ trao trả các từ binh và vũ
khi thu được.
Năm 1969, họ có giao
tranh ở biên giới với Liên bang Xô viết cạnh sông Ussuri – và không để xảy ra
chiến tranh lớn. Một nhà ngoại giao Xô viết sau đó đã nói với SPIEGEL, Moscov
đã dạy cho Trung Quốc “một bài học” mà họ sẽ không thể quên được. Thế như hòn
đảo bị tranh chấp Damanski/Trân Bảo cho tới nay vẫn thuộc Trung Quốc.
Thời gian dài chuẩn
bị tấn công Việt Nam cho thấy chính khách Bắc Kinh cũng đã cân nhắc và lập kế
hoạch cẩn thận cho chiến dịch này.
Họ di tản gần nửa
triệu người Trung Quốc từ biên giới với Liên xô sâu vào 30 kilômét và qua đó đã
tính toán trước với một phản ứng của Nga. Hoa Kỳ và Nhật Bản được Đặng đích
thân thông báo trước về đại cương, ngay cả khi không được thông báo về thời
điểm và quy mô. Ba ngày trước lần tấn công, tờ báo Đài Loan “Lien-ho” nói rằng
ở Nhật Bản, người ta đã được thông báo trước về những biện pháp phản công có
thể có của Trung Quốc.
Rủi ro, nước ngoài
Phương Tây có thể quay mặt đi với một Trung Quốc hung hãn, rõ ràng là được xem
nhẹ. Với cuộc “phản công”, Trung Quốc cũng tính toán trước rằng mình sẽ không
bị ưa thích trên thế giới, tờ “Politika” của Nam Tư tường thuật hồi tuần trước
từ Bắc Kinh. Nhưng nó tin rằng phản ứng có hại này sẽ không kéo dài. Người
Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác.
Cho tới cuối tuần vừa
rồi, dẫn sao đi nữa thì họ cũng đã tính toán đúng. Vào thứ Tư, trong lúc chiến
sự đang diễn ra, ủy viên Liên minh châu Âu Roy Jenkins đến Bắc Kinh. Tại buổi
tiệc chiêu đãi đầu tiên của mình, ông xác nhận: “Mỗi người trong chúng ta đều
có một mối quan tâm đặc biệt tới sức mạnh và thịnh vượng của người kia.” Phái
viên của tập đoàn Liên bang Đức MBB ký kết ở Bắc Kinh một hiệp định về bán vệ
tinh truyền hình, trực thăng và dụng cụ y khoa.
Bộ trưởng Bộ Tài
chính Mỹ Blumenthal bắt đầu chuyến đi theo kế hoạch của ông tới Bắc Kinh.
Chuyên gia Xô viết của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Marshall Shulman, thông báo đường
hướng của Hoa Kỳ: không có quan hệ ngoại giao với Việt Nam (việc này sắp sửa
xảy ra), không hoãn việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, việc đã
được lên kế hoạch cho tuần này. Shulman: “Bình thường hóa nằm trong mối quan
tâm của chúng tôi.”
Đối với Moscov, cuộc
tấn công của Đặng thì lại là kết quả một sự cộng tác của Hoa Kỳ với Trung Quốc
– đồng thời, Điện Kreml cũng ra hiệu cho người dân của họ, rằng cả những khả
năng can thiệp của mình cũng bị giới hạn, nếu như không muốn thách thức người
Mỹ và qua đó là mạo hiểm một cuộc chiến tranh lớn. Sự mỉa mai của chiến lược
Trung Quốc: họ dự tính rằng Liên bang Xô viết sẽ lui lại trước một cuộc chiến
tranh thế giới.
Liên bang Xô viết
cũng hầu như không thể tấn công trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân, vì ngày nay Trung
Quốc đã có khả năng điều khiển tên lửa tầm xa có đầu đạn hạt nhân cho tới
Moscov. Vì vậy và các nhà lập kế hoạch ở Bắc Kinh rõ ràng là cũng đánh giá thấp
mối nguy hiểm của một cuộc can thiệp bằng phương tiện quân sự của Xô viết vào
xung đột với Việt Nam.
Có thể nghĩ tới một
cuộc chinh phạt Xô viết: một chiến dịch nhanh với những tập đoàn lớn, cơ động,
tiến tới các trung tâm của Trung Quốc, trở về lại bên này biên giới sau khi phá
hủy chúng.
Theo tính toán của
Trung Quốc, một chiến dịch săn lùng như vậy có thể được tiến hành từ Mông Cổ
hướng về Bắc Kinh hay về vùng thưa dân cư Tân Cương hay trải ra trên những vùng
công nghiệp và mỏ dầu ở Mãn Châu – trong trường hợp nào thì cũng là một chiến
dịch liều lĩnh.
Ngay mùa Đông lạnh
giá là đã chống lại những hành động như vậy rồi: vùng Amur và Ussuri đang có
tuyết cao bốn mét. Chuyên gia người Mỹ Shulman cho rằng những trận tấn công như
vậy là “không có thể”.
Vì việc hết sức đáng
ngờ là liệu Liên bang Xô viết có muốn chấp nhận những rủi ro như vậy vì nước
Việt Nam xa xôi hay không. Moscov luôn có khuynh hướng để cho những nhóm hỗ trợ
mang hạt dẻ ra khỏi đám lửa đang cháy, như người Cu Ba.
Liên bang Xô viết –
nếu như họ không muốn đứng đó như là con cọp giấy – chỉ còn cách tăng sự giúp
đỡ cho Việt Nam. Và vì vậy mà trong tuyên bố đầu tiên ủa họ, người Xô viết ca
ngợi khả năng của Việt Nam, chiến thắng bằng chính sức lực của mình.
Đó thật sự là mối
nguy hiểm lớn nhất cho Trung Quốc – rằng cuộc trừng phạt thất bại tại con số
nạn nhân. Dự tính, sau khi đưa ra “bài học”, tức là tiêu diệt nhiều đơn vị lớn
của Việt Nam, sẽ rút lui về từ đất địch, rõ ràng là đã không thành công ở cuối
tuần vừa rồi.
“Quyền lực của Trung
Quốc chỉ xa như bộ binh của họ có thể hành quân tới”, một nhà ngoại giao quân
sự ở Viễn Đông mô tả khái quát khả năng của Quân đội Giải phóng Nhân dân lạc
hậu về kỹ thuật. Nhưng bộ binh Trung Quốc muốn hành quân xa cho tới đâu?
Hôm thứ Ba, thứ
trưởng Bộ ngoại giao Hà Tĩnh thông báo cho đại sứ Libanon như là trưởng đoàn
đoàn ngoại giao ở Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu rút lui về nước.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận tin này.
Cuộc phản công của
Việt Nam vừa mới bắt đầu vào thời điểm này: khéo léo về chiến thuật – theo
nguyên tắc của Mao: “Kẻ địch tấn công, chúng ta lui lại” – Hà Nội đã rút
phần lớn quân chính quy của họ ra khỏi các vùng đất biên giới và để cho lực
lượng dân quân địa phương chống cự đầu tiên. Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ: “Bắc
Kinh không tính trước với việc là người Việt Nam sẽ làm điều mà người Trung
Quốc sẽ làm khi người Nga tấn công họ.”
Thế nhưng người Việt
cũng đã phải cho các đơn vị chính quy từ Bắc Lào hành quân về tỉnh Hoàng Liên
Sơn ở phía Bắc Việt Nam và người ta còn cho rằng đã rút một phần ba lính của họ
từ Campuchia về – đúng theo tính toán của Trung Quốc, lôi kéo Việt Nam vào
trong một cuộc chiến hai mặt trận.
Vì ở Campuchia, chiến
tranh không hề chấm dứt. Ở đó, có ước chừng 20.000 du kích quân của Khmer Đỏ
đang chiến đấu chống lại những kẻ chiếm đóng người Việt.
Đài phát thanh bí mật
của họ, đóng ở Nam Trung Quốc, loan báo cả chục cuộc tấn công vào tuần trước.
Trước đây ba tuần, Khmer Đỏ chiếm tỉnh lỵ Takéo và giữ nó ba ngày liền.
Theo nhận biết của
tình báo Thái Lan, những người kháng chiến này có xe bọc thép và đại bác. Vũ
khí, đạn dược và lương thực được mang lên núi với số lượng lớn trước khi người
Việt tiến vào.
Kho hàng trong
các thành phố đã trống rỗng, những người chiếm đóng đang gặp khó khăn về cung
cấp. Từ lý do này mà người dân còn chưa trở về các thành phố.
Người ta cho rằng
tinh thần chiến đấu của những người chiếm đóng không được tốt: du kích quân
không bắt tù binh. Họ giết chết các trưởng làng do người Việt bổ nhiệm. Lòng căm
thù truyền thống của người dân Campuchia đối với người Việt bắt đầu xua đi nỗi
niềm vui mừng được giải phóng khỏi chủ nghĩa cộng sản đồ đá của Khmer Đỏ.
Vì vậy mà vào tuần
vừa rồi trông có vẻ như một cuộc chiến kéo dài mới ở Đông Dương đang bắt đầu
thay thế cho “chiến dịch có giới hạn” của Trung Quốc, với tổn thất nặng cho tất
cả các bên.
“Các anh chị nghĩ
rằng chúng tôi không có cơ hội chống lại người Trung Quốc ư?” Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch hỏi nhà báo hồi tuần rồi ở Liên Hiệp Quốc. “Các anh
chị hãy nhớ rằng trong lịch sử của mình, Việt Nam đã chiến đấu thành công chống
lại một một vài nước rất lớn.”
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số
9 năm 1979: http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-40350993.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét