Philipp
Mattheis
Sau khi dứt bỏ với Moscow, Mao thực hiện một chiến
lược mới: ông ấy mời một đội bóng bàn Mỹ sang Trung Quốc – và qua “chính sách
ngoại giao bóng bàn” này mà tiến đến gần cường quốc thế giới kia.
Những
người chăm sóc đã cất cái bình ôxy vào trong một cái rương, mang chiếc giường
bệnh đi và dấu cái máy hô hấp ở phía sau một chậu cây. Chính Mao Trạch Đông đã
tập đứng dậy và ngồi xuống một tuần liền cho cái ngày này. Bây giờ, vào ngày 21
tháng 2 năm 1972, con người 78 tuổi này, lãnh tụ ốm đau của người Trung Quốc,
đang chờ một vị khách mà ông ấy không muốn bộc lộ sự yếu đuối ra ngoài: Tổng
thống Mỹ Richard Nixon.
Mao hồi hộp ngồi trong phòng
làm việc của ông ấy; một bộ quần áo rộng che dấu thân thể bị phù lên của ông
ấy. Qua điện thoại, ông liên tục nhận được thông báo về tiến trình đi đến của
Nixon.
Sau khi
cuối cùng rồi những chiếc xe limousine cũng chạy đến, Mao chào mừng Tổng thống
Mỹ với câu nói: “Tôi nói không được tốt cho lắm.” Tiếp theo đó, ông ấy uống trà
hoa nhài với Nixon, cố vấn đối ngoại Henry Kissinger của ông ấy và thủ tướng
Trung Quốc Chu Ân Lai.
Trong
những chiếc ghế bành sáng màu, ống nhổ ngay dưới chân, họ vuốt ve lẫn nhau. Mao
đã làm chuyển động cả một dân tộc và thay đổi thế giới với những lời nói của
mình, Nixon nói. “Tôi đã bỏ phiếu cho ông trong lần bầu cử vừa rồi”, người cộng
sản nói đùa.
Hai
nước là kẻ thù của nhau 22 năm liền, bây giờ thì những người đứng đầu nhà nước
của họ nói chuyện phiếm như những người bạn cũ. Đó là một trong những thành
công về ngoại giao lớn nhất của Mao – và là một cú đánh chống lại quốc gia đã
từng giúp đỡ ông ấy: Liên bang Xô viết.
SỰ BẤT
HÒA TRONG PHE CỘNG SẢN bắt đầu
vào giữa những năm 50, sau cái chết của nhà độc tài Xô viết Josef Stalin, trước
hết là vì những lý do về ý thức hệ. Nikita Khrushchev, ông chủ mới của điện
Kreml, diễn giải một nguyên lý Marx-Lênin khác với người tiền nhiệm của mình:
xung đột vũ trang với Chủ nghĩa Tư bản không phải là không thể tránh được,
chung sống hòa bình là có thể.
Đối
diện với kho vũ khí hạt nhân của cả hai cường quốc thế giới, chính sách này có
vẻ hợp lý – nhưng Mao cho nó là phản bội. Ông ấy không sợ một cuộc chiến tranh
nguyên tử, ông ấy đã tuyên bố trước đây như thế, bởi vì sao khi nhiều phần rộng
lớn của Trái Đất bị tàn phá thì Chủ nghĩa Cộng sản lại càng có thể được xây
dựng tốt hơn.
Ông kết
tội Moscow đã từ bỏ cuộc cách mạng thế giới. Khrushchev về phần mình thì lại
gọi Mao là “một đôi giày cao su mòn”. Năm 1959, các nhà lãnh đạo Xô viết rút
lại lời cam kết của mình, giúp người Trung Quốc chế tạo bom nguyên tử.
Cuối
cùng, khối Cộng sản tan vỡ trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa: báo
Trung Quốc tấn công giới lãnh tụ trong Kreml và lên án họ là phi xã hội chủ
nghĩa. Ở Bắc Kinh, Hồng Vệ Binh bao vây Đại sứ quán Xô viết, quân đội tập trung
ở cạnh đường biên giới dài 7000 kilômét giữa hai quốc gia.
Tình
hình leo thang, khi Mao cho tấn công một đội tuần tra biên giới của địch thủ
láng giềng. Một vụ nổ súng khác trên con sông Ussuri đóng băng hẳn đã lấy đi
sinh mạng của 60 lính Xô viết và 800 người Trung Quốc. Có thể là Mao muốn đánh
lạc hướng khỏi sự lộn xộn của cuộc Cách mạng Văn hóa với cuộc tấn công này.
Trong
giây phút cuối cùng, trước khi chiến tranh bắt đầu, tuy hai cường quốc nguyên
tử đã giải quyết mâu thuẫn của họ qua đàm phán. Nhưng Mao phải dự tính trước
với một cuộc leo thang mới. Quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, ông ấy tin là như thế,
sẽ đe dọa được các lãnh tụ Xô viết – và còn có thể kiểm soát được Đài Loan nữa.
Vì hòn đảo này, hòn đảo mà Tưởng Giới Thạch thống trị ở đó từ tháng 3 năm 1950,
phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Nhưng với Nixon, triển vọng cho một sự tiếp cận không
được tốt cho lắm – người Tổng thống được bầu lên năm 1968 của Hoa Kỳ được xem
là một người chống cộng sản kịch liệt và đang tiến hành chiến tranh ở Việt Nam
để chống lại một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Nhưng
thật ra thì cả Nixon cũng nhìn thấy cơ hội của ông ấy trong những mối quan hệ
tốt hơn với Trung Quốc: ông ấy hy vọng rằng Bắc Kinh có thể làm trung gian
trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nhưng trước hết là ông ấy muốn lợi dụng các
căng thẳng trong khối Xã hội Chủ nghĩa.
Nhưng
ông phải tiến hành như thế nào? Về mặt công khai, Nixon tạm thời khó có thể mà
bảo vệ cho một thế chủ động ngoại giao: giới bảo thủ trong Quốc hội Hoa Kỳ có
thể lên án rằng ông đã bán đứng các lý tưởng của Mỹ và sẽ cố phá hoại các kế
hoạch của ông ấy.
Vì thế
mà vào lúc ban đầu, Nixon và Kissinger sử dụng những mối liên kết bí mật qua
Đại sứ quán ở Warszawa để đánh giá trước những cơ hội cho một cuộc gặp gỡ.
Trung
Quốc phát tín hiệu sẵn sàng tiếp xúc. Nhưng cả Mao cũng có vấn đề trong biện hộ
cho một sự tiếp cận. Lúc đấy, một sự tình cờ đã mang lại bước ngoặc.
THÁNG 4
NĂM 1971, nước
Nhật tổ chức giải vô địch Bóng bàn Thế giới. Trên đường đến nhà thể thao, cầu
thủ Mỹ 18 tuổi Glenn Cowan bất ngờ bước lên xe buýt của đội Trung Quốc. “Tôi
biết, cái nón nỉ mềm của tôi, tóc của tôi, quần áo của tôi đối với các bạn
trông rất buồn cười”, Cowan nói nhờ sự giúp đỡ của một người thông dịch. “Nhưng
có nhiều người trông giống như tôi lắm.”
Những
người được nói đến lúc đầu không trả lời – người ta cấm họ chào hỏi kẻ thù giai
cấp. Thế nhưng rồi Zhuang Zedong, cầu thủ ngôi sao của đội, đứng lên và tự phát
tặng cho Cowan một bức tranh lụa. Lúc đến nơi, Cowan và Zhuang được chụp ảnh
chung. Báo Nhật chạy tít: “Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp cận lẫn nhau.”
Khi Mao
biết tin, ông ra chỉ thị mời đội cầu thủ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Nixon rất vui
mừng, và như là một dấu hiệu cho sự thiện ý đã hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại
với Bắc Kinh ban hành năm 1950. Ngay trong ngày đó, Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp
đón các vận động viên Hoa Kỳ như là “những người bạn đến từ xa”. Các nhà bình
luận nói về “ngoại giao bóng bàn”
Ngay
sau đấy, người ta thỏa thuận gặp nhau trong bí mật. Khi Henry Kissinger ngừng
chân ở Pakistan trong tháng 7 năm 1971, ông ấy nói là bị đau dạ dầy và rút lui
vào hậu trường một vài ngày. Thật ra thì ông ấy đã bay đến Bắc Kinh và ở đấy đã
bàn bạc với Chu và những người khác về Chiến tranh Việt Nam, Đài Loan cũng như
Liên bang Xô viết: Kissinger bảo đảm với Chu, rằng Hoa Kỳ về cơ bản không quan
tâm đến một nước Trung Quốc bị chia cắt cũng như không hiện diện lâu dài ở Đài
Loan hay Việt Nam.
Tiếp
theo sau đó, Nixon được mời đi thăm Trung Quốc; người này đồng ý – điều đã mang
lại cho ông lời lên án từ trong Đảng của ông ấy, ông ấy đầu hàng trước “Chủ
nghĩa Cộng sản quốc tế”.
BÂY
GIỜ, TRONG CUỘC GẶP GỠ, sự mệt
mỏi của Mao không còn có thể che dấu được nữa. Cuộc trao đổi mà trong đó Nixon
cũng đề cập đến Liên bang Xô viết tuy thật sống động nhưng một nhân viên của
Mao càng lúc càng nhìn đồng hồ thường xuyên hơn.
Nixon
biết: đã đến lúc từ giã. Mao tiễn khách ra đến cửa, mặc dù mỗi bước chân đều
làm cho ông ấy đau.
“Ông ấy
nói không úp mở”. Mao ca ngợi người khách của mình sau đó, “không phải như
những người của cánh tả, những người nói về một việc nhưng lại ám chỉ đến những
việc khác.”
Nixon ở
lại Trung Quốc tám ngày. Ông ấy dự tiệc chiêu đãi, xem một vở kịch ba lê cách
mạng cùng với vợ Mao, tranh luận với Chu Ân Lai. Chỉ Mao là ông không gặp lại.
Vào
cuối chuyến đi thăm của ông ấy, “Thông báo Thượng Hải” được ký: cả hai quốc gia
nhắm đến việc bình thường hóa quan hệ của họ. Ngoài ra, Hoa Kỳ biểu lộ sự quan
tâm của mình về một giải pháp hòa bình cho xung đột Đài Loan và ý định rút quân
khỏi hòn đảo về lâu dài. Sau này, Henry Kissinger nói: “Sự chia đôi của thời
gian sau chiến tranh đã chấm dứt.”
Trên
thực tế, tác động chính trị của lần thăm viếng vào lúc ban đầu là rất nhỏ –
quân đội Hoa Kỳ vẫn đóng quân trên Đài Loan, và người Trung Quốc không tham dự
vào Chiến tranh Việt Nam (1973, Washington rút quân sau một hiệp định hòa
bình). Nhưng về lâu dài, chuyến đi của Nixon đã tạo khả năng cho một sự tiếp
cận: 1979 Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Vào
thời điểm đó, Richard Nixon đã từ lâu không còn là tổng thống nữa. Vụ Watergate
đã bắt buộc ông ấy từ chức trong tháng 8 năm 1974. Nhưng thiện cảm của Mao đối
với ông ấy vẫn không sứt mẻ: “Cô hãy nói với cha cô rằng tôi nhớ ông ấy”, ông
ấy nói con gái của Nixon khi người này đến thăm ông trong tháng 12 năm 1975. Và
người cựu tổng thống nghe theo lời của viên Chủ tịch: bốn năm sau lần gặp gỡ
đầu tiên, gần đúng chính xác ngày, ông ấy lại nâng ly với Mao ở Bắc Kinh để
chúc mừng lần hội ngộ.
Mao
chọn một vở trình diễn bài thơ ông ấy thích nhất làm tiết mục tiêu khiển cho
buổi tối. Trong đó nói về lần kết thúc đầy bi kịch của những người đàn ông vĩ
đại.
Glenn
Cowan, người đàn ông đã tạo khả năng cho hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau, chết
năm 2004 vì một cơn đau tim. Zhuang Tedong gửi lời chia buồn.
Philipp Mattheis
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch
Đông” do GEO Epoche xuất bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét