Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Trung Quốc: Những thăng trầm, sự nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới, và những bài học lịch sử

James Petras
 Sơn Trung
 
dịch, Tạp chí Văn hóa Nghệ An
Tiểu dẫn: Ngày 30/4 Chương trình so sánh quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo cập nhật, dự báo ngay trong năm 2014 này Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào thời điểm năm 2005 quy mô nền kinh tế Trung Quốc chưa bằng một nửa nền kinh tế Mỹ. 
Tuy nhiên, đến năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng lên khá nhanh, bằng 87% kinh tế Mỹ, tính theo phương pháp sức mua hàng hóa và dịch vụ tương đương (PPP). Mặc dù, phương pháp so sánh sức mua tương đương không phản ánh được sự giàu có của một quốc gia tính theo đầu người, Trung Quốc vẫn là nước nghèo hơn so với Mỹ, nhưng nhiều người đã, đang nói đến sự đổi ngôi này. Cũng trong ngày 30/4, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa (the Center for Rechearch on Globalization-CRG) tại Montreal, Canada đã cho đăng lại trên website globalrearch.ca bài nghiên cứu có tựa đề Trung Quốc: Những thăng trầm và nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới-Những bài học lịch sử(China: Rise, Fall and Re-Emergence as a Global Power- Lessons of History) của Giáo sư James Petras. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này cùng bạn đọc như là một tài liệu, một cách nhìn, một quan điểm để tham khảo và có thể có một cái nhìn thực tế hơn về Trung Quốc, người láng giềng đang kéo dàn khoan vào vùng biển của chúng ta.

***
Nghiên cứu về Trung Quốc như là cường quốc thế giới rất mờ nhạt bởi các nhà sử học hướng châu Âu (Eurocentric historians) đã bóp méo hoặc bỏ qua vai trò chi phối của Trung quốc đối với nền kinh tế thế giới trong giai đoạn từ 1100 và 1800. Công trình khảo cứu lịch sử nổi tiếng của John Hobson [1] về kinh tế thế giới trong giai đoạn này với sự phong phú của số liệu thực tế  làm rõ sự vượt trội của kinh tế và kỹ thuật của Trung quốc đối với nền văn minh phương Tây trong suốt phần lớn thời gian của một thiên niên kỷ trước khi bị chinh phục và suy yếu trong thế kỷ thứ 19 .
Sự nổi lên trở lại của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế thế giới đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng về những gì chúng ta có thể học được từ sự thăng trầm của nước này và về những mối đe dọa từ bên ngoài và trong nội bộ mà siêu cường kinh tế mới nổi này phải đương đầu trong tương lai gần.
Trước tiên chúng tôi sẽ phác thảo những nét chính của sự trỗi dậy trong lịch sử của Trung Quốc với vai trò dẫn đầu kinh tế thế giới so với các nước phương Tây trước thế kỷ 19, tuân theo lý luận John Hobson trong tác phẩm Nguồn gốc phương Đông của Nền văn mình phương Tây (The Eastern Origins of Western Civilization) . Vì phần lớn các sử gia kinh tế phương Tây ( tự do, bảo thủ và chủ nghĩa Mác ) đã nói về Trung Quốc trong lịch sử là một xã hội lạc hậu, trì trệ, thiển cận, một ” chế độ chuyên quyền phương Đông ” nên cần có sự chỉnh sửa một số chi tiết cần thiết . Đặc biệt quan trọng là phải nhấn mạnh bằng cách nào Trung Quốc với vai trò là cường quốc công nghệ của thế giới trong giai đoạn 1100 đến 1800 đã giúp cho sự trỗi dậy của phương Tây. Chính phương Tây, nhờ vay mượn và lĩnh hội các sáng tạo của Trung Quốc, đã có thể chuyển đổi sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa đế quốc hiện đại .
Trong phần hai chúng tôi sẽ phân tích và bàn về các yếu tố và hoàn cảnh dẫn đến sự sụp đổ của Trung Quốc trong thế kỷ 19 và sau đó là sự thống trị, khai thác, bóc lột của các nước đế quốc phương Tây, đầu tiên Anh và sau đó phần còn lại của châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.
Trong phần ba chúng tôi sẽ phác thảo ngắn gọn các yếu tố dẫn đến sự giải phóng của Trung Quốc khỏi ách thống trị thực dân và chủ nghĩa thực dân và phân tích sự nổi lên gần đây của nước này để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.
Cuối cùng chúng ta sẽ xem xét các mối đe dọa trong quá khứ và hiện tại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc đê thành cường quốc kinh tế thế giới, nêu bật sự tương đồng giữa chủ nghĩa thực dân Anh của 18 và 19 thế kỷ và chiến lược của Mỹ hiện nay và tập trung vào những điểm yếu và điểm mạnh trong sự đối phó của Trung quốc trước đây và hiện nay.
Trung Quốc: quá trình hình thành và củng cố của cường quốc thế giới trong giai đoạn 1100 – 1800
Sử dụng phương pháp so sánh có hệ thống, John Hobson đưa ra rất nhiều các chỉ số thực tế chứng minh tính ưu việt kinh tế toàn cầu của Trung Quốc đối với phương Tây và đặc biệt là Anh. Sau đây là một số sự kiện nổi bật :
Ngay từ năm 1078 , Trung Quốc là nhà sản xuất thép  lớn trên thế giới (125.000 tấn); trong khi nước Anh vào năm 1788 chỉ  sản xuất được 76.000 tấn.
Trung Quốc đứng đầu thế giới về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất dệt may , bảy thế kỷ trước ” cuộc cách mạng dệt may ” trong thế kỷ 18 của Anh.
Trung Quốc là quốc gia thương mại hàng đầu , với con đường buôn bán kéo dài đến hầu hết các nước Nam Á , Châu Phi , Trung Đông và châu Âu. ‘ Cuộc cách mạng nông nghiệp của Trung Quốc và năng suất cao hơn phương Tây đến tận thế kỷ 18 .
Cải tiến trong sản xuất giấy, in ấn, vũ khí và các loại công cụ dẫn đến một siêu cường về chế tạo với  hàng hoá được vận chuyển trên toàn thế giới nhờ hệ thống hàng hải tiên tiến nhất.
Trung Quốc sở hữu đội tàu thương mại lớn nhất thế giới . Năm 1588 các tàu Anh có tải trọng nước rẽ 400 tấn trong khi tàu Trung Quốc là 3.000 tấn . Thậm chí cuối cuối thế kỷ 18 các thương gia của Trung Quốc sử dụng 130.000 tàu vận tải tư nhân, gấp nhiều lần so với nước Anh. Trung Quốc vẫn giữ vị trí ưu việt này trong nền kinh tế thế giới cho đến đầu thế kỷ 19 .
Các nhà sản xuất của Anh và châu Âu học theo Trung Quốc, lĩnh hội và vay mượn công nghệ tiên tiến hơn của nó và sẵn sàng xâm nhập của thị trường cao cấp và hấp dẫn của Trung Quốc .
Ngành ngân hàng, một nền kinh tế tiền tệ ổn định, công nghiệp chế tạo và năng suất cao trong nông nghiệp dẫn đến thu nhập tính theo đầu người của Trung Quốc ngang bằng với thu nhập bình quân đầu người của Vương quốc Anh từ năm 1750.
Vị trí toàn cầu thống trị của Trung Quốc bị thách thức bởi sự nổi lên của chủ nghĩa đế quốc Anh , nước đã sử dụng những sáng tạo về công nghệ , hàng hải và thị trường tiên tiến của Trung Quốc và các nước châu Á khác để vượt qua giai đoạn đầu trong việc trở thành một cường quốc thế giới [2] .
Chủ nghĩa đế quốc phương Tây và sự suy yếu của Trung Quốc
Cuộc chinh phục phương Đông của đế quốc Anh và phương Tây dựa trên cơ sở bản chất quân sự của nhà nước đế quốc, trong đó các mối quan hệ kinh tế thương mại bất bình đẳng với nước ngoài và tư tưởng đế quốc phương Tây làm động cơ và minh giải cho quá trình xâm lược ở nước ngoài.
Không giống như Trung Quốc, cuộc cách mạng công nghiệp của Anh và sự mở rộng ra nước ngoài đã được thúc đẩy bởi một chính sách quân sự . Theo Hobson , trong thời gian từ 1688-1815 Vương quốc Anh bỏ ra 52% thời gian để tham gia vào các cuộc chiến tranh [3] . Trong khi Trung Quốc dựa trên thị trường mở và năng suất sản xuất cao cùng kỹ năng thương mại và ngân hàng họ thì người Anh dựa vào bảo hộ thuế quan , chinh phục quân sự , phá hủy hệ thống các doanh nghiệp cạnh tranh ở nước ngoài cũng như sự chiếm hữu và cướp bóc tài nguyên của địa phương. Trung Quốc chiếm ưu thế toàn cầu dựa trên ” lợi ích đối ứng ” với các đối tác kinh doanh của mình , trong khi Anh dựa vào sự chiếm đóng của quân đội lính đánh thuê, đàn áp dã man và áp dụng chính sách  “chia để trị ” để làm rối loạn các đối thủ cạnh tranh ở thuộc địa. Khi đối mặt với sự phản kháng tự nhiên, người Anh (cũng như thế lực đế quốc phương Tây khác ) đã không ngần ngại tiêu diệt toàn bộ các cộng đồng [4] .
Không thể giành thị trường Trung Quốc thông qua khả năng cạnh tranh kinh tế cao hơn , Anh dựa vào sức mạnh quân sự. Nước này huy động, vũ trang và chỉ huy lính đánh thuê được rút ra từ các thuộc địa của mình như Ấn Độ và những nơi khác để ép buộc đưa hàng xuất khẩu vào Trung Quốc và áp đặt các điều ước bất bình đẳng về cắt giảm thuế quan. Kết quả là Trung Quốc đã tràn ngập á phiện Anh được sản xuất từ cây thuốc phiện trồng tại Ấn Độ – mặc dù luật pháp Trung Quốc cấm hoặc quản lý việc nhập khẩu và bán các chất ma tuý . Các nhà cai trị củaTrung Quốc vẫn quen với ưu thế hơn hẳn về thương mại và sản xuất ưu việt của mình , đã không chuẩn bị cho những “quy tắc hoàng gia mới ‘ của cường quốc thế giới. Sự sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự của phương Tây để giành thuộc địa , cướp bóc tài nguyên và tuyển tuyển lính đánh thuê dưới quyền chỉ huy bởi các sĩ quan châu Âu dẫn đến sự kết thúc vai trò cường quốc thế giới của cho Trung Quốc .
Trung Quốc dựa trên ưu thế về kinh tế trên cơ sở ” không can thiệp vào công việc nội bộ của các đối tác kinh doanh của mình . Ngược lại, đế quốc Anh đã can thiệp thô bạo ở châu Á, tổ chức lại nền kinh tế địa phương cho phù hợp với nhu cầu của đế chế ( loại bỏ đối thủ cạnh tranh kinh tế bao gồm các nhà sản xuất bông hiệu quả hơn Ấn Độ ) và nắm quyền kiểm soát bộ máy chính trị , kinh tế và hành chính địa phương để thành lập nhà nước thuộc địa.
Đế chế của Anh được xây dựng với nguồn tài nguyên lấy được từ các thuộc địa và thông qua việc quân sự hóa mạnh mẽ nền kinh tế [5] . Vì thế nó có thể đảm bảo ưu thế quân sự trên toàn Trung Quốc . Chính sách đối ngoại của Trung Quốc bị cản trở bởi sự phụ thuộc quá mức vào quan hệ thương mại của tầng lớp thống trị trong nước .Các quan chức Trung Quốc và giới tinh hoa thương mại đã tìm cách xoa dịu người Anh và đã thuyết phục được hoàng đế của họ nhân nhượng thêm lãnh thổ bị tàn phá để mở cửa thị trường, vừa gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Trung Quốc vừa từ bỏ chủ quyền địa phương. Như thường lệ, người Anh dồn ép các đối thủ cạnh tranh và cuộc nổi dậy tiếp tục gây bất ổn cho nước này.
Sự thâm nhập và thuộc địa hóa thị trường Trung Quốc của phương Tây và Anh tạo ra một giai cấp hoàn toàn mới: những nhà tử bản mại bản (compadore) giàu có người Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa Anh và tạo điều kiện cho Anh giành lấy thị trường và các nguồn lực địa phương. Nông dân và công nhân Trung Quốc bị bóc lột nhiều hơn. Các nhà cai trị của Trung Quốc có nghĩa vụ trả nợ chiến tranh và bù đắp tài chính cho thâm hụt thương mại áp đặt bởi các thế lực đế quốc phương Tây bằng cách bóc lột nông dân nước mình . Điều này khiến nông dân rơi vào cảnh nghèo đói và nổi loạn .
Đến đầu thế kỷ 20 ( gần một thế kỷ sau cuộc chiến tranh nha phiến ) , Trung Quốc rơi từ vị trí một cường quốc kinh tế thế giới xuống thành một nước nửa thuộc địa đổ vỡ với số dân nghèo rất lớn. Các hải cảng chính do các quan chức phương Tây quản lý và các vùng nông thôn bị cai trị bởi những lãnh chúa tham nhũng và tàn bạo. Thuốc phiện Anh bắt hàng triệu người làm nô lệ.
Học thuật kiểu Anh: Các nhà hùng biện cho sự xâm lược của đế quốc
Giới học thuật phương hoàn toàn phương Tây – chủ yếu là các nhà sử học người Anh– giải thích sự thống trị của đế quốc Anh ở châu Á là do ‘ ưu thế công nghệ “ của Anh còn sự đau khổ của Trung Quốc và tình trạng thuộc địa của nước này là do ” sự lạc hậu của phương Đông ‘  trong khi đó  bỏ qua một thiên niên kỷ của sự tiến bộ thương mại và kỹ thuật và sự vượt trội của Trung Quốc cho đến thời kỳ bước sang của thế kỷ 19. Đến cuối những năm 1920 , với cuộc xâm lược của đế quốc Nhật Bản , Trung Quốc không còn tồn tại như một quốc gia thống nhất. Dưới sự thống trị của đế quốc, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã bỏ đói hoặc bị sa thải hoặc bị giết ,trong  khi các nước phương Tây và Nhật Bản thao túng nền kinh tế. Toàn bộ tầng lợp tư bản mạn bản ưu tú của Trung Quốc đã mất uy tín trước nhân dân Trung Quốc .
Những gì đã còn lại trong ký ức tập thể của phần đông người Trung Quốc – và những gì đã hoàn toàn không có mặt trong sự giải thích của các học giả có uy tín của Anh và Mỹ – là cảm giác của Trung Quốc đã từng có một thời là một cường quốc hàng đầu thế giới, giàu có và năng động . Các nhà bình luận phương Tây đã bác bỏ ký ức chung về uy thế của Trung Quốc cho đó là sự giả tạo ngu ngốc của tầng lớp lãnh chúa và hoàng tộc – một sự kiêu ngoại kiểu Hán xáo rỗng.
Đứng lên từ tro tàn của sự cướp bóp và sĩ nhục: Cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc
Sự nổi lên của Trung Quốc hiện đại để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thể được thực hiện chỉ thông qua sự thành công của cuộc cách mạng cộng sản Trung Quốc vào giữa thế kỷ 20.  Quân đội “ Đỏ” Giải phóng Nhân dân đã đánh bại đội quân xâm lược đầu tiên quân đội hoàng gia Nhật Bản và sau đó là quẩn đội Quốc dân đảng có sự hậu thuẫn của Mỹ. Điều này cho phép thống nhất của Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyền độc lập. Chính quyền cộng sản đã bãi bỏ đặc quyền ngoài lãnh thổ của đế quốc phương Tây , chấm dứt lãnh địa, lãnh hải của các lãnh chúa và bọn côn đồ khu vực và đuổi các ông chủ triệu phú nhà thổ, những kẻ buôn phụ nữ và các loại thuốc phiện cũng như các ”nhà cung cấp dịch vụ” khác sang đế  chế Âu-Mỹ.
Về ý nghĩa, cuộc cách mạng cộng sản tạo ra nhà nước Trung Quốc hiện đại. Các nhà lãnh đạo mới sau đó tiếp tục xây dựng lại một nền kinh tế bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh đế quốc và cướp bóc bởi tư bản phương Tây và Nhật Bản. Sau hơn 150 năm bị sỉ nhục người dân Trung Quốc phục hồi niềm tự hào và phẩm giá quốc gia của họ. Những yếu tố tâm lý xã hội – rất cần thiết trong việc thúc đẩy Trung Quốc bảo vệ đất nước của khỏi các cuộc tấn công, phá hoại, tẩy chay , và phong tỏa ngay của Mỹ sau khi giải phóng .
Trái với quan điểm các nhà kinh tế phương Tây và Trung Quốc tự do mới, sự phát triển năng động của Trung Quốc đã không phải bắt đầu vào năm 1980 mà bắt đầu vào năm 1950, khi cải cách ruộng đất được cung cấp đất đai, cơ sở hạ tầng , tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho hàng trăm triệu nông dân không có đất và nghèo túng và những người lao động nông thôn không có đất đai. Thông qua những gì hiện nay được gọi là ”vốn con người” và sự huy động xã hội khổng lồ, những người Cộng sản xây dựng đường giao thông, sân bay, cầu, kênh mương và đường sắt cũng như các ngành công nghiệp cơ bản, như than đá, sắt thép, để tạo thành xương sống của nền kinh tế Trung Quốc hiện đại. Hệ thống giáo dục và y tế miễn phí rộng lớn của nước Trung Quốc cộng sản đã tạo ra một lực lượng lao động lớn, có học thức và động cơ. Quân đội chuyên nghiệp cao đã ngăn cản Mỹ mở rộng đế chế quân sự của mình trên khắp bán đảo Triều Tiên đến biên giới lãnh thổ của Trung Quốc. Cũng giống như các học giả và các nhà truyền truyền Tây trong quá khứ đã vẽ ra lịch sử của một đế chế ”trì trệ và suy đồi” nhằm biện minh cho cuộc chinh phục phá hoại của họ, các học giả hiện nay cũng đã viết lại ba mươi năm đầu tiên của lịch sử của Trung Quốc cộng sản, phủ nhận vai trò của các cuộc cách mạng trong việc phát triển tất cả các các yếu tố cần thiết cho một nền kinh tế, nhà nước và xã hội hiện đại. Rõ ràng là tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc dựa trên sự phát triển của thị trường trong nước, sự lớn mạnh nhanh chóng của các nhà quản lý, nhà khoa học, kỹ thuật viên lành nghề và người lao động cùng mạng lưới an sinh xã hội được bảo vệ và thúc đẩy sự huy động giai cấp công nhân và nông dân là các sản phẩm của kế hoạch hóa và đầu tư của chế độ cộng sản.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành cường quốc của thế giới bắt đầu vào năm 1949 với việc loại bỏ toàn bộ các tầng lớp ăn bám về tài chính và đầu cơ đóng vai trò trung gian cho châu Âu, Nhật Bản và đế quốc Mỹ bòn rút sự tài nguyên của Trung Quốc.
Sự chuyển đổi của Trung Quốc sang chủ nghĩa tư bản
Bắt đầu từ năm 1980, chính phủ Trung Quốc bắt đầu có sự thay đổi đáng kể trong chiến lược kinh tế: Trong ba thập kỷ tiếp theo , Trung quốc mở cửa cho đầu tư nước ngoài trên quy mô lớn; tư nhân hóa hàng ngàn ngành công nghiệp và khởi động một quá trình tập trung thu nhập dựa trên một chiến lược có chủ ý tái tạo một tầng lớp kinh tế chi phối của các tỷ phú liên quan đến các nhà tư bản nước ngoài. Tầng lớp cầm quyền chính trị của Trung Quốc nắm lấy ý tưởng ”mượn” bí quyết kỹ thuật và tiếp cận thị trường nước ngoài của các công ty nước ngoài để đổi lấy việc cung cấp lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ với chi phí thấp nhất.
Nhà nước Trung Quốc tái định hướng các khoản trợ cấp công cộng lớn để thúc đẩy tăng trưởng cao của tư bản bằng việc phá bỏ hệ thống quốc gia về giáo dục và chăm sóc sức khỏe công cộng miễn phí . Nhà nước chấm dứt trợ cấp nhà ở công cộng cho hàng trăm triệu nông dân và công nhân ở đô thị và cung cấp kinh phí cho các nhà đầu cơ bất động sản để xây dựng căn hộ cao cấp, các tòa nhà chọc trời và văn phòng của  tư nhân. Chiến lược tư bản chủ nghĩa mới của Trung Quốc cũng như tốc độ tăng trưởng hai con số của nó được dựa trên những thay đổi cơ cấu triệt để và đầu tư công to lớn được thực hiện bởi chính quyền cộng sản trước đây. Khu vực tư nhân của Trung Quốc “cất cánh” dựa trên các khoản chi tiêu công khổng lồ thực hiện từ năm 1949.
Giai cấp tư bản mới thành công và các đối tác phương Tây giành lấy tất cả thành tích của “phép lạ kinh tế” này khi Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, tầng lớp ưu tú mới này của Trung Quốc đã không muốn công bố đẳng cấp thế giới về sự bất bình đẳng giai cấp kinh khủng ở Trung Quốc, vốn chỉ so sánh được ở Mỹ .
Trung Quốc: Từ phụ thuộc vào đế quốc trở thành đối thủ cạnh tranh đẳng cấp thế giới
Tăng trưởng bền vững của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất của nó là kết quả của các khoản đầu tư công tập trung cao, lợi nhuận cao, đổi mới công nghệ và thị trường trong nước được bảo vệ. Trong khi vốn nước ngoài sinh lợi thì vẫn luôn luôn ở trong khuôn khổ các ưu tiên và quy định của nhà nước Trung Quốc. “Chiến lược xuất khẩu” năng động của chế độ dẫn đến thặng dư thương mại khổng lồ, cuối cùng làm cho Trung Quốc một trong những chủ nợ lớn nhất thế giới đặc biệt là khoản nợ của Mỹ. Để duy trì ngành công nghiệp năng động của mình, Trung Quốc cần đầu vào lớn về nguyên liệu , dẫn đến các khoản đầu tư nước ngoài quy mô lớn và các hiệp định thương mại với các nước xuất khẩu nông – khoáng sản ở châu Phi và Mỹ Latinh. Đến năm 2010 Trung Quốc chiếm vị trí của Mỹ và châu Âu trở thành đối tác thương mại chính của nhiều quốc gia ở châu Á , châu Phi và Mỹ Latinh.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc hiện đại thành cường quốc kinh tế thế giới, giống thời kỳ giữa 1100-1800, là dựa trên năng lực sản xuất khổng lồ của nó: Thương mại và đầu tư bị chi phối bởi một chính sách nghiêm ngặt về việc không can thiệp  vào các mối quan hệ nội bộ của đối tác thương mại .
Sự mất cân bằng có thể giữa sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc là hoàn toàn trái ngược với Mỹ, một đế chế quân sựký sinh, cồng kềnh, đang tiếp tục xói mòn sự hiện diện kinh tế toàn cầu riêng của mình.
Chi tiêu quân sự của Mỹ cao gấp mười hai lần so với Trung Quốc. Càng ngày quân đội Mỹ càng đóng vai trò định hình chính sách quan trọng tại Washington khi nước này tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc thành cường quốc trên thế giới.
Sự trổi dậy của Trung Quốc trở thành cường quốc trên thế giới: Lịch sử có lặp lại?
Trung Quốc có mức tăng trưởng khoảng 9 % mỗi năm, hàng hóa và dịch vụ của nước này đang tăng lên nhanh chóng về chất lượng và giá trị. Ngược lại, Mỹ và châu Âu chỉ tăng trưởng xung quanh mức  0 %  trong giai đoạn 2007-2012 . Các cơ quan khoa học kỹ thuật tiên tiến của Trung Quốc thường lĩnh hội những phát minh mới nhất của phương Tây ( và Nhật Bản ) và cải tiến chúng, qua đó làm giảm chi phí sản xuất . Trung Quốc đã thay thế các tổ chức tài chính quốc tế do Mỹ và châu Âu kiểm soát ( IMF , Ngân hàng Thế giới , Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ ) để trở thành người cho vay chính ở Mỹ Latinh. Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về đầu tư vào năng lượng và tài nguyên khoáng sản ở châu Phi. Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành thị trường chính cho dầu khí của Saudi Arabian, Sudan và Iran và sẽ sớm thay thế Mỹ trở thành thị trường chính cho các sản phẩm dầu mỏ Venezuela. Ngày nay Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, thậm chí thống trị thị trường Mỹ, trong khi có vai trò trên thị trường tài chính vì nước này giữ hơn 1,3 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ .
Dưới áp lực ngày càng tăng của người lao động và nông dân, Trung Quốc đã phát triển thị trường trong nước bằng cách tăng tiền lương và chi tiêu xã hội để tái cân bằng nền kinh tế và tránh những bóng ma bất ổn xã hội . Ngược lại, tiền lương ở Mỹ và các dịch vụ công quan trọng đã giảm mạnh tính theo giá trị tuyệt đối và tương đối.
Với xu hướng lịch sử hiện tại rõ ràng là Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới , trong thập kỷ tới , nếu Mỹ không tấn công trở lại và nếu sự bất bình đẳng sâu sắc giữa các tầng lớp ở Trung Quốc không dẫn đến một biến động xã hội lớn .
Sự trổi dậy của Trung Quốc hiện đại thành cường quốc trên thế giới cũng gặp phải những thách thức nghiêm trọng. Trái ngược với lịch sử đi lên của Trung Quốc trên sân khấu thế giới trước đây, cường quốc kinh tế toàn cầu hiện đại Trung Quốc không kèm theo bất kỳ sự đảm bảo nào của các thế lực đế quốc. Trung Quốc đã tụt lại rất nhiều sau Mỹ và châu Âu về năng khả năng phát động chiến tranh xâm lược . Điều này có thể cho phép Trung Quốc giành các nguồn lực công để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế, nhưng lại làm Trung Quốc dễ bị tổn thương trước ưu thế quân sự vượt trội của Mỹ với kho vũ khí khổng lồ cùng hệ thống các căn cứ có vị trí địa lý - quân sự ngay ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và vùng lãnh thổ liền kề.
Trong thế kỷ XIX chủ nghĩa đế quốc Anh đập tan vị thế toàn cầu của Trung Quốc nhờ ưu thế quân sự của mình, chiếm giữ các cảng vì Trung Quốc phụ thuộc vào sự vượt trội về thương mại.
Chinh phục Ấn Độ, Miến Điện và nhất của châu Á cho phép Anh thành lập các cơ sở thực dân và tuyển dụng quân đội đánh thuê địa phương. Anh và quân đội đồng minh bao vây và cô lập Trung Quốc, làm gián đoạn hoạt động của thị trường Trung Quốc và áp dụng các điều khoản thương mại hà khắc. Đế chế Anh dưới sự bảo hộ của quân đội quyết định các loại hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu (với thuốc phiện chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của Anh vào những năm 1850 ) trong khi làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc thông qua các chính sách thuế.
Ngày nay, Mỹ cũng đang theo đuổi chính sách tương tự như vậy: hạm đội hải quân Mỹ tuần tra và kiểm soát các tuyến đường biển thương mại của Trung Quốc và các nguồn tài nguyên dầu mỏ ngoài khơi thông qua các căn cứ ở nước ngoài. Nhà Trắng đang trong quá trình phát triển các căn cứ quân sự phản ứng nhanh ở Australia, Philippines và các nước khác ở châu Á. Mỹ đang tăng cường các nỗ lực để làm suy yếu sự tiếp cận của Trung Quốc đến các nguồn tài nguyên chiến lược ở nước ngoài đồng thời với việc ủng hộ các phần tử ly khai và nổi dậy ở phí tây Trung Quốc, Tây Tạng , Sudan , Miến Điện , Iran, Libya, Syria và những nơi khác. Các thỏa thuận quân sự của Mỹ với Ấn Độ và việc  xây dựng một chế độ thân Mỹ ở Pakistan đã tăng cường chiến lược cô lập Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc duy trì chính sách “phát triển hài hòa” và ”không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác” và đứng ngoài các cuộc tấn công của Mỹ và châu Âu vào một số nước đối tác thương mại của Trung Quốc
Thiếu một chiến lược chính trị và tư tưởng có khả năng bảo vệ lợi ích kinh tế ở nước ngoài của Trung Quốc đã để Mỹ và NATO để thiết lập lên các chế độ thù địch với Trung Quốc. Chẳng hạn như ở Libya, nơi Mỹ và NATO đã can thiệp để lật đổ của Tổng thống Gadhafi, người đã cùng Trung Quốc đã ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư có trị giá nhiều tỷ USD. Khi đó, Trung Quốc đã buộc phải rút lui 35.000 kỹ sư và công nhân xây dựng của Trung Quốc trong một vài ngày. Điều tương tự cũng xảy ra ở Sudan, nơi Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ. Mỹ, Israel và châu Âu hỗ trợ các phiến quân Nam Sudan Nam tấn công đường ống dẫn dầu và công nhân Trung Quốc [6] . Trong cả hai trường hợp Trung Quốc đều rút lui thụ động để Mỹ châu Âu tấn công các đối tác thương mại và làm suy yếu các khoản đầu tư của mình.
Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã có một chính sách tích cực hỗ trợ phong trào cách mạng và các chính phủ thuộc Thế giới thứ ba. Tư bản Trung Quốc ngày nay không có một chính sách tích cực để cho các chính phủ hay các phong trào có khả năng bảo vệ các hiệp định thương mại và đầu tư song phương của Trung Quốc. Trung Quốc không đủ khả năng để đối đầu với Mỹ để bảo vệ lợi ích kinh tế của họ là do vấn đề thể chế. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc được định hình bởi lợi ích thương mại, tài chính và sản xuất dựa vào” lợi thế cạnh tranh kinh tế “của họ để đạt được thị phần và không có sự hiểu biết về những yếu tố nền tảng về quân sự và an ninh của cường quốc kinh tế thế giới. Những người lãnh đạo chính trị của Trung Quốc đang ảnh hưởng sâu sắc bởi tầng lớp các các tỷ phú mới có quan hệ mạnh mẽ với các quỹ trái phiếu phương Tây và những người hấp thu một cách không phê phán các giá trị văn hóa phương Tây. Điều này được chứng minh bởi sở thích của họ trong việc gửi con em của mình đến các trường đại học ưu tú ở Mỹ và châu Âu. Họ tìm kiếm “sự thích nghi với phương Tây”  bằng bất cứ giá nào.
Sự thiếu hiểu biết chiến lược về việc xây dựng một thể chế dựa trên quân đội làm cho Trung Quốc phản ứng không hiệu quả đối với sự ngăn cản của phương Tây trong việc  tiếp cận các nguồn tài nguyên và thị trường. Quan điểm ”lấy kinh doanh làm đầu” của Trung có thể có tác dụng khi họ còn có vai trò nhỏ trong nền kinh tế thế giới và Mỹ đã nhìn thấy ”mở cửa cho bản” như một cơ hội để dễ dàng giành lấy các doanh nghiệp nhà nước của cũng như cả nền kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Trung Quốc (trái ngược với Liên Xô cũ) quyết định giữ lại quyền kiểm soát vốn và phát triển chính sách công nghiệp do nhà nước chỉ đạo và tính toán cẩn thận để hướng nguồn vốn và chuyển giao công nghệ của phương Tây cho các công ty nhà nước và các công ty này đã thâm nhập một cách hiệu quả vào các thị trường nội địa và ở nước ngoài của Mỹ khiến Mỹ bắt đầu phàn nàn và có biện pháp trả đũa.
Trung Quốc có thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ làm nẩy sinh phản ứng kép ở Washington: Mỹ đã bán được số lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ cho Trung Quốc và bắt đầu phát triển một chiến lược toàn cầu để ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc. Do thiếu đòn bẩy kinh tế để đảo ngược sự suy giảm của mình, nên Mỹ dựa vào” lợi thế so sánh” duy nhất của nó – đó là ưu thế quân sự dựa trên hệ thống toàn cầu của các căn cứ, mạng lưới các nước đồng minh, proxy quân sự, NGOs, tầng lớp trí thức và lính đánh thuê vũ trang. Washington sử dụng bộ máy an ninh công khai và bí mật rộng lớn của nó để làm suy yếu đối tác thương mại của Trung Quốc. Washington phụ thuộc vào mối quan hệ lâu dài với nhà cầm quyền tham nhũng, bất đồng chính kiến​​, nhà báo và cơ quan truyền thông có thế lực để tuyên truyền trong khi đẩy mạnh cuộc tiến cuộc tấn công quân sự chống lại lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc.
Trung Quốc không có gì có thể so sánh với các “bộ máy an ninh ở nước ngoài của Mỹ ngoài thực hành chính sách ”không can thiệp”. Trước các cuộc tấn công của phương Tây, Trung Quốc chỉ có thể có một vài sáng kiến ​​ngoại giao, chẳng hạn như tài trợ phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh để trình bày quan điểm của mình, sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an LHQ để phản đối nỗ lực của Mỹ để lật đổ chế độ Assad ở Syria và phản đối việc áp đặt biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chống lại Iran, bác bỏ câu hỏi của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về tính  “hợp pháp” của nhà nước Trung Quốc khi bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hợp Quốc và Mỹ chuẩn bị một cuộc tấn công vào Syria [7].
Các chiến lược gia quân sự Trung Quốc cũng nhận thức rõ hơn các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng đối với Trung Quốc và đã thành công trong việc đề nghị gia tăng chi phí quân sự lên 19%  mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015 [8]. Ngay cả với sự gia tăng này, chi phí quân sự của Trung Quốc cũng thấp hơn 1/5  ngân sách quân sự của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc không một căn cứ quân sự nào ở nước ngoài so với con số 750 căn cứu quân sự của Mỹ. Hoạt động tình báo ở nước ngoài của Trung Quốc chỉ ở mức tối thiểu và không hiệu quả. Các đại sứ quán của Trung Quốc được điều hành chủ yếu vì  lợi ích thương mại hạn hẹp.
Có hai điểm yếu quan trọng khác cản trở sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một cường quốc thế giới. Thứ nhất là tầng lớp trí thức “Tây hóa” cao, những người không phê phán học thuyết kinh tế của Mỹ về thị trường tự do trong khi bỏ qua nền kinh tế dựa trên quân sự của nước này . Các trí thức Trung Quốc nhắc lại sự tuyên truyền của Mỹ về ” giá trị dân chủ của các chiến dịch của Tổng thống nhiều tỷ đô la, trong khi hỗ trợ việc bãi bỏ quy định quản lý tài chính vốn có thể dẫn đến một sự tiếp quản của Wall Street đối các ngân hàng của Trung Quốc. Nhiều chuyên gia tư vấn doanh nghiệp Trung Quốc và các học giả đã được đào tạo tại Mỹ, họ chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ với các học giả Mỹ và các tổ chức tài chính quốc tế liên quan trực tiếp đến phố Wall và London . Họ giàu có, trở thành các chuyên gia tư vấn được trả phí cao đồng thời nhận được vị trí có uy tín trong các tổ chức của Trung Quốc. Họ xác định ”tự do hóa thị trường tài chính” với ”các nền kinh tế tiên tiến” tạo khả năng khai thác quan hệ với thị trường toàn cầu mà không cho điều đó là một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Những ”trí thức phương Tây hóa” giống như các đối tác tư sản mại bản thế kỷ 19 ở Trung Quốc đã đánh giá thấp và bác bỏ những hậu quả lâu dài của sự thâm nhập của phương Tây. Họ không hiểu việc bãi bỏ quy định quản lý tài chính ở Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay và bãi bỏ quy định sẽ dẫn đến một sự tiếp quản của phương Tây đối với hệ thống tài chính của Trung Quốc – hậu quả dẫn đến sẽ là sự phân bổ lại nguồn tiết kiệm quốc gia của Trung Quốc vào các hoạt động phi sản xuất ( đầu cơ bất động sản), gây ra khủng hoảng tài chính và cuối cùng là làm suy yếu vị trí hàng đầu thế giới của Trung Quốc.
Tầng lớp trẻ tuổi có học hành sống ở thành phố (yuppies) ở Trung Quốc cố tình bắt chước và chạy theo phong cách tiêu dùng phương Tây, đồng thời quan điểm chính trị của họ cũng bị cuốn theo phong cách này. Tính cách được phương tây hóa cản trở ý nghĩa của tình đoàn kết với giai cấp công nhân của mình.
Có cơ sở về kinh tế cho những tình cảm thân phương Tây của các nhà tư bản mại bản mới ở Trung Quốc. Họ đã chuyển hàng tỷ đô la vào tài khoản ngân hàng nước ngoài, mua nhà và mua căn hộ sang trọng tại London, Toronto, Los Angeles, Manhattan, Paris, Hồng Kông và Singapore. Họ có một chân ở Trung Quốc (nguồn gốc sự giàu có của họ) và một chân ở phương Tây (nơi tiêu thụ và cất giấu tài sản của họ) .
Các nhà tư bản mại bản đã phương Tây hóa này đang ăn sâu trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc, có quan hệ gia đình với các lãnh đạo chính trị trong bộ máy đảng và nhà nước. Liên kết của họ còn yếu trong quân đội và trong các phong trào xã hội đang phát triển, mặc dù một số sinh viên và các nhà hoạt động ”bất đồng chính kiến ” trong ”phong trào dân chủ” được hỗ trợ bởi các tổ chức NGOs phương Tây. Trong phạm vi mà các mại bản gây ảnh hưởng, họ làm suy yếu các tổ chức kinh tế nhà nước, cơ sở đưa Trung Quốc trở thành cường quốc thế giới, giống như trước đây đã làm trong thế kỷ 19 bằng thông qua vai trò trung gian cho thực dân Anh. Tuyên bố về “chủ nghĩa tự do” thuốc phiện Anh ở  thế kỷ 19 đã đầu độc trên 50 triệu người Trung Quốc trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Ngày nay trong khi tuyên bố về “dân chủ và nhân quyền”, tàu chiến Mỹ tuần tra ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Sự trổi dậy dưới sự lãnh đạo bởi tầng lớp tinh hoa của Trung Quốc để trở thành cường quốc thế giới cũng đã tạo nên sự bất bình đẳng lớn lao giữa hàng ngàn các tỷ phú mới và nhiều triệu phú ở tầng lớp trên và hàng trăm triệu người lao động nghèo, nông dân và lao động nhập cư của tầng lớp dưới.
Tích lũy của cải và tư bản nhanh chóng ở Trung Quốc có thể được thực hiện nhờ sự bóc lột nặng nề những người lao động, những người bị tước đoạt mạng lưới an sinh xã hội trước đây của họ và những quy định về điều kiện làm việc được đảm bảo dưới thời chủ nghĩa cộng sản. Hàng triệu hộ gia đình Trung Quốc đang bị tước đoạt để giúp cho các nhà xây dựng và đầu cơ bất động sản xây dựng văn phòng cao tầng và các căn hộ cao cấp cho tầng lớp thượng lưu trong và ngoài nước. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản lên cao ở Trung Quốc đã tạo ra một sự hợp nhất các cuộc đấu tranh ngày càng nhiều của quần chúng. Khẩu hiệu của các nhà nhà đầu cơ ”làm giàu thật tuyệt vời” đã mất đi sức mạnh đánh lừa người dân. Trong năm 2011, đã có hơn 200.000 vụ việc tại nhà máy ở các đô thị phổ vùng duyên hải nông thôn. Bước tiếp theo, mà chắc chắn sẽ đến, sẽ có sự thống nhất của những cuộc đấu tranh vào phong trào xã hội quốc gia mới với một chương trình dựa trên lớp đòi hỏi khôi phục dịch vụ y tế và giáo dục đã được áp dụng trước đây cũng như đòi hỏi phải có sự chia sẽ lớn hơn sự giàu có của Trung Quốc. Yêu cầu hiện nay về tiền lương cao hơn có thể chuyển sang yêu cầu có sự dân chủ hơ ở nơi làm việc. Để trả lời cho những yêu cầu phổ biến hiện nay, những nhà tư bản mới thân phương Tây của Trung Quốc không thể hướng đến “mô hình” Mỹ của họ, nơi công nhân Mỹ cũng đang trong quá trình bị tước đoạt những lợi ích mà công nhân Trung Quốc đang vật lộn để lấy lại.
Một Trung Quốc, bị chia rẽ bởi xung đột chính trị và giai cấp, không thể duy trì được động lực hướng tới vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu .Trung Quốc không thể đối đầu với những mối đe dọa quân sự đang ngày càng tăng của Mỹ và các đồng minh ngay trong nội bộ khi cả nước là một xã hội chia rẽ sâu sắc trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở nên thù địch.Thời kỳ bóc lột vô hạn đối với lao động của Trung Quốc phải kết thúc để đối mặt với sự bao vây Mỹ của và sự suy giảm kinh tế ở các thị trường nước ngoài . Trung Quốc có nguồn tài nguyên rất lớn. Với dự trữ 1,5 nghìn tỷ USD, Trung Quốc có thể tài trợ cho một chương trình y tế và giáo dục quốc gia toàn diện trong cả nước.
Trung Quốc có thể đủ khả năng để theo đuổi một “chương trình nhà ở công cộng ‘ dành cho 250 triệu lao động nhập cư đang sinh sống trong các khu nghèo nàn ở đô thị. Trung Quốc có thể áp đặt một hệ thống thuế thu nhập lũy tiến đối với các tỷ phú và triệu phú mới của mình và tài trợ các hộ gia đình nông dân nhỏ, hợp tác xã và các ngành công nghiệp nông thôn để cân bằng lại nền kinh tế. Các chương trình phát triển các nguồn năng lượng thay thế, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió – là một khởi đầu đầy hứa hẹn để giải quyết ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sự xuống cấp của các vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường đang là sự lo lắng của hàng chục triệu người. Trên tất cả, sư bảo vệ tốt nhất đối với Trung Quốc chính là một chế độ ổn định dựa trên công bằng xã hội cho hàng trăm triệu người và một chính sách đối ngoại của hỗ trợ phong trào chống chủ nghĩa đế quốc ở và hỗ trợ  bên ngoài, nơi Trung Quốc có  lợi ích sống còn. Điều cần thiết là một chính sách chủ động dựa trên sự hợp tác cùng có lợi, bao gồm cả quân sự và ngoại giao. Ngoài ra, một nhóm nhỏ các nhà trí thức có ảnh hưởng của Trung Quốc cũng đã nêu vấn đề về mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Mỹ đồng thời ” nói không với chính sách ngoại giao pháo hạm ” . [9]
Trung Quốc hiện đại có rất nhiều nguồn lực và cơ hội mà nước này không có trong thế kỷ 19 khi bị chinh phục bởi đế quốc Anh . Nếu Mỹ tiếp tục tích cực leo thang chính sách quân sự đối với Trung Quốc , Bắc Kinh có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng bằng cách bán phá giá một phần trong số hàng trăm nghìn tỷ đô la trị giá trái phiếu chính phủ Mỹ . Trung Quốc là một cường quốc hạt có thể chìa tay ra với những người hàng xóm có hoàn cảnh tương tự, đó là Nga để đối đầu với Mỹ . Tổng thống Nga Putin đã thề sẽ tăng chi tiêu quân sự từ 3% đến 6 % GDP trong thập kỷ tới để chống lại các căn cứ tên lửa tấn công của Washington gần biên giới của Nga và ngăn chặn chương trình’ thay đổi chế độ ” của Obama chống lại các đồng minh của nước này, như Syria [ 10 ] .
Trung Quốc có mạng lưới đầu tư, tài chính và thương mại mạnh mẽ trên thế giới và các nước bạn hàng lớn. Mối liên kết này đã trở thành cần thiết cho sự phát triển tiếp tục của nhiều nước đang phát triển trên thế giới. Nhằm vào Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ các thị trường mạnh lớn trên toàn thế giới.
Nói cách khác, Trung Quốc hiện đại với tư cách là một cường quốc thế giới, đã mạnh hơn so với năm đầu thế kỷ 18. Mỹ không có đòn bẩy về thuộc địa như Anh từng có trong thời gian chuẩn bị cho Chiến tranh nha phiến. Hơn nữa, nhiều trí thức Trung Quốc và phần lớn các công dân của mình không có ý định để cho ” các nhà tư mại bản đã phương Tây hóa ” bán nước. Không gì thúc đẩy sự phân cực chính trị trong xã hội Trung Quốc và đẩy nhanh quá trình đi đến một cuộc cách mạng xã hội thứ hai ở Trung Quốc bằng giới lãnh đạo hèn nhát, dâng hiến kỷ nguyên mới cho các nước phương Tây.
_______
Ghi chú:
[1] John Hobson, The Eastern Origins of Western Civilization (Cambridge UK: Cambridge University Press 2004)
[2] Như trên, Ch . 9 trang 190 -218
[3] Như trên, Ch . 11 , trang 244-248
[4] Richard Gott, Britain’s Empire:  Resistance, Repression and Revolt ( London : Verso 2011) for a detailed historical chronicle of the savagery accompanying Britain ’s colonial empire.
[5] Hobson, trang 253-256.
[6] Katrina Manson, “South Sudan puts Beijing ’s policies to the test”, Financial Times, 2/21/12, p. 5.
[7] Interview of Clinton NPR, 2/26/12.
[8] La Jornada, 2/15/12 (Mexico City) .
[9] China Daily (2012/02/20 )

[10] Charles Clover, ‘‘Putin vows huge boost in defense spending’ , Financial Times, 2012/02/12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét