Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Chiến tranh Việt - Trung 35 năm nhìn lại (Phần 1): CHUYỆN TRAO TRẢ TÙ BINH VIỆT – TRUNG

Duna Péter
Duna Péter- tác giả cuốn sách về Việt Nam “Một trăm ngàn cây số tại Việt Nam” (Százezer kilométer Vietnamban, NXB Kossuth 1986), từng là phóng viên thường trú ở Việt Nam của nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và của Hãng Thông tấn Hungary MTI. 
Ba mươi lăm năm trước, đúng vào những ngày này, đã nổ ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc (Chiến tranh biên giới Việt-Trung*), mà chúng ta có thể bình tâm gọi là “chiến tranh”. Vào ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ (theo các nguồn tin Phương Tây gồm 9 quân đoàn, 3 đại quân khu (phương diện quân) và vài chục sư đoàn, cùng lực lượng không quân) để tấn công nước láng giềng Việt Nam. 
Nhiều sử gia gọi sự kiện này là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba (sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống Mỹ và các đồng minh). 

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Ukraine bắt đầu “chống khủng bố”

Tổng thống tạm quyền Ukraine, Olexander Turchynov, tuyên bố bắt đầu "chiến dịch chống khủng bố" nhắm vào phe ly khai thân Nga.
Chiến dịch bắt đầu tại Vùng Bắc Donetsk, ông nói với quốc hội, và được triển khai "từng giai đoạn một cách có trách nhiệm".
Người ta có thể thấy xe thiết giáp được điều tới trong lúc dân quân ly khai chuẩn bị đón các cuộc tấn công.
Trước đó Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thúc giục người tương nhiệm phía Nga Vladimir Putin dùng ảnh hưởng của mình để kiềm chế phần tử ly khai ở miền Đông Ukraine.

Bệnh tự hào dân tộc của người Nga

Natalja Kljutcharjova
(Phạm Thị Hoài dịch)
Tôi là nhà văn, và các liên tưởng tôi thường dính líu tới văn học. Sau các sự kiện ở Krym, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng dân nước tôi và vị Tổng thống do “toàn dân” bầu nên của đất nước này khiến tôi liên tưởng đến ai.
Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó hầm”.
Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đã làm nhục họ, mà chĩa vào toàn thế giới. 

Ucraina trên bờ vực nội chiến

Hãng tin BBC (15-4-2014) cho hay hàng loạt xe tăng của chính quyền Kiev đang tiến về thị trấn Slavyansk thuộc vùng Donetsk của Ukraine. 
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời người đứng đầu chính quyền thị trấn là Vyacheslav Ponomarev xác nhận thông tin xe tăng và vũ khí tự hành của Kiev đang di chuyển về phía thị trấn này.
Ponomarev cho biết lực lượng dân quân tự vệ Donbass đang tích cực chuẩn bị phòng ngự, tuy nhiên, ông này cũng nói thêm là người dân tại đây đang có ý định đàm phán chứ không muốn đổ máu. 

Chính trị VN: 'Thả tù chỉ là chiến thuật'

Theo BBC
(15-4-2014) 
Nhà quan sát Carl Thayer nói việc thả các nhà bất đồng chính kiến mới đây chỉ là chiến thuật thay vì là chiến lược của Hà Nội.
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói:
"Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.

Bốn lý do tại sao việc thâu tóm Crimea của Putin sẽ mang lại quả báo

Michael Bohm
(The Moscow Times, 4-14)
Nhìn từ bên ngoài, việc thôn tính Crimea trong chớp nhoáng của Tổng thống Vladimir Putin như là một thành công vang dội. Quân đội của Nga dễ dàng đóng chiếm cả khu vực này, và Putin đã nhìn thấy tỷ lệ ủng hộ tăng cao hơn 70%. Nhiều người Nga đang tán dương Putin như là một vị anh hùng dân tộc – người đã quay lưng lại với phương Tây, bảo vệ lợi ích của người Nga và chấn chỉnh lại sự bất công lý trong quá khứ.
 Tuy nhiên, việc đám đông kéo đến xung quanh lá cờ tổ quốc để ăn mừng sau một chiến dịch quận sự thành công chẳng có gì là mới mẻ. Ngay cả Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng giành được tỷ lệ ủng hộ tăng cao lên đến gần 70% ngay sau khi Mỹ xâm chiếm Irac năm 2003. Tuy nhiên, sau không khí hân hoan đó thì sự ủng hộ dành cho Putin cũng sẽ bị chìm xuống nhanh chóng như lúc tăng, cũng tương tự như trường hợp ông Bush. Khi người Nga nhìn thấy cái giá phải trả về mặt kinh tế của việc thôn tính Crưm vượt quá lợi ích mà nó mang lại, chiến thắng của Putin sẽ trở thành rỗng tuếch.

PUTIN ĐANG SỐNG Ở MỘT THẾ GIỚI NÀO ?

Đinh Minh Đạo
(Theo Diễn đàn XHDS)
Sau hành động Nga đưa quân đội vào Krym, thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao đổi điện thoại với tổng thống Putin. Sau cuộc nói chuyện điện thoại bà đã nhận xét: Putin như đang ở một thế giới nào khác, tôi không chắc là ông ta còn khả năng tiếp cận với thực tế không.
Nhận xét trên đây của bà thủ tướng Đức được nhiều nhà báo, chính trị gia…chia sẻ, nhưng có những ý kiến phản bác. Đến nay Nga đã hoàn thành các bước sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga còn điều động hàng vạn quân tập trận và áp sát vùng biên giới với Ukraina, hậu thuẫn cho những người dân gốc Nga ở phía đông Ukraina đòi ly khai, gây nên tình hình bất ổn và nguy cơ chia cắt nước Ukraina. Những người phản bác đưa ra những nhận xét, rằng Putin đã hành động rất tỉnh táo và hiệu quả. Một vài tác giả của báo chí “lề phải” Việt Nam còn hân hoan ca ngợi “Trận pháp Putin”(1), rằng sau thắng lợi ở Krym, ai cấm được Nga hợp tác với Trung Quốc sản xuất vũ khí siêu thanh tấn công toàn cầu, đánh thắng chiến lược “xoay trục” của Mỹ.

Miến Điện : 3 năm mở cửa, tương lai chính trị của Aung San Suu Kyi vẫn bấp bênh

Anh Vũ (RFI, 15-4-2014)

Le Figaro dành hết một trang báo lớn cho bài phóng sự dài nhân sự kiện biểu tượng dân chủ Miến Điện bà Aung San Suu Kyi tới thăm Pháp.
Bài phóng sự lấy tựa đề khá hấp dẫn như của một tiểu thuyết « Quý bà, nhà sư và viên tướng ». Tuy nhiên đó chính là ba nhân tố tiêu biểu cho bức tranh toàn cảnh chính trị xã hội Miến Điện trong tiến trình chuyển biến dân chủ.
Tờ báo ghi nhận, « trong 3 năm mở cửa, Miến Điện đã đi được một chặng đường dài và có vẻ như đang là miền đất hứa mới ở châu Á đối với các nước phương Tây ? Tuy nhiên đất nước vẫn bị ảnh hưởng bởi các vụ bạo lực tôn giáo và xung đột sắc tộc. Tương lai chính trị của nhà đối lập Aung San Suu Kyi vẫn còn bất trắc.

Truyền hình Putin, xin chào!

Dimitri Kisselev, trùm tuyên truyền Nga.
Thụy My
Le Point 27/03-02/04/2014) Truyền hình Nga hoan hô chiến dịch chiếm Crimée, dù phải bóp méo thông tin.
Ai muốn xin phỏng vấn sẽ phải chịu trận một tràng rủa sả. “Người Pháp các vị hãy cút đi nơi khác, để cho chúng tôi yên với vấn đề Crimée! Với tất cả những thứ thổ tả viết về chúng tôi, không có chuyện tiếp đón và trao cho các vị cái cơ hội so sánh tôi với một con khỉ!”
Dimitri Kisselev năm nay 60 tuổi, và là một ngôi sao của truyền hình Nga. Hay đúng hơn là nhạc trưởng của dàn tuyên truyền Nga. Từ hai tuần qua, tên ông ta nằm trong danh sách 33 nhân vật bị Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu trừng phạt để trả đũa việc sáp nhập Crimée (cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản). Cứ mỗi Chủ nhật, vào lúc 20 giờ, trước 20 triệu khán giả, ông giới thiệu trên kênh truyền hình nhà nước Rossia “Tin tức trong tuần”. Và xuất chiêu rất mạnh. Những lời lẽ hằn học nhất được dành cho những người đồng tính luyến ái: “Cần phải ngăn cản họ hiến máu và tinh trùng. Cũng phải đốt ra tro hay chôn quả tim của họ nếu họ là nạn nhân tai nạn giao thông”.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Ukraine, Nga, Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA, 23-03-2014
Trong sinh hoạt chính trị thế giới từ đầu năm 2014 đến nay, sự kiện Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine chắc chắn là sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý và gây nên nhiều phản ứng nhất. Các phản ứng ấy có thể chia ra làm ba loại: Một, phê phán Nga; hai, bênh vực Nga; và ba, dè dặt hoặc né tránh một thái độ rõ ràng dứt khoát.
Phản ứng đầu tiên chiếm đa số. Hầu hết các tổ chức siêu quốc gia (supranational) từ Liên Hiệp Âu Châu (European Union) đến Hội Đồng Âu Châu (Council of Europe), Hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc (UN Security Council), NATO đều tuyên bố Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine. Hầu hết các quốc gia Tây phương cũng đều lên án hành động lấn chiếm phi pháp của Nga.

Russia's 'oil sickness' erodes urgency for reform, critics say

By Carol J. Williams
April 6, 2014
As oil exports soared, the Kremlin put its resources into showy projects that won't generate much revenue, analysts say. Already, growth has flat-lined.
MOSCOW — It can take Moscow residents two hours in dense traffic to drive the first 10 miles on the highway to St. Petersburg, in the direction of their country cottages surrounded by lakes and birch groves. Then the road's real limitations become apparent.
The potholed two-lane route connecting Russia's two largest cities has never been upgraded into a proper highway. Anyone who cares to drive its entire 440-mile length — mostly truckers — will need at least 12 hours.

The Role of Political Parties in the DRV

Marr, David G. (2013). Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946) . University of California Press.
Kindle Locations 10285-10901
Three days following the 2 September 1945 independence declaration, the DRV interim government decreed dissolution of two political parties on the grounds that they had plotted actions harmful to national independence. The Greater Viet National Socialist Party (Đại Việt Quốc Xã Hội Đảng) was accused of consorting with foreigners in order to harm independence, while the Greater Viet Nationalist Party (Đại Việt Quốc Dân Đảng) had allegedly schemed to damage the country’s economy as well as its independence. Any member of these parties who continued activities would be “dealt with severely according to law.” A week later, two northern youth associations received the same treatment. Newspapers quickly identified these four organizations as “pro-Japanese,” although no one explained why they had been singled out from among the many groups that had fraternized with the Japanese in previous months. Also, Japan was no longer a threat to Vietnamese independence, so why focus on outdated enemies? Whatever the answer to these questions (to which we will return), DRV leaders were conveying a broader message: they intended to determine which domestic organizations represented threats to national security and hence needed to be repressed.

Tư bản thân hữu ở Việt Nam

Báo Anh Financial Times ngày 15/5 có đăng tải bài viết về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam và những thiệt hại mà nó gây ra cho sự phát triển của nước này.
Bài bình luận của cây bút David Pilling cho rằng, với một đất nước trong thời kỳ có nhiều lợi thế do dân số mang lại, nền kinh tế Việt Nam dường như không tăng trưởng đủ nhanh.
Theo quan sát của Pilling, bao trùm đất nước này là những câu chuyện về các tập đoàn khổng lồ hoạt động kém hiệu quả nhưng lại được sự bảo bọc từ “các nhóm lợi ích đầy quyền lực”, các vụ chiếm đoạt đất đai, những tù nhân lương tâm và sự phẫn uất trước quyền lợi mà con cái những lãnh đạo đảng cầm quyền đang được hưởng.

Thả tù chính trị, Việt Nam muốn đổi gì?

Theo BBC 
Việt Nam hướng tới ít nhất năm mục tiêu trong đợt thả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm đã đang diễn ra từ mùa Xuân năm 2014, trong đó mục tiêu tạo hình ảnh mới sau khi giành ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và tìm cách thoát ly ảnh hưởng của Trung Quốc là các lý do chính, theo một nhà quan sát Việt Nam từ châu Âu.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 13/4/2014 từ Thụy Sỹ, bình luận về động cơ thực sự đằng sau các vụ 'bắt - thả' tù nhân chính trị của Việt Nam lần này, mà mới nhất là các tù nhân Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu được thả tự do, một cựu Vụ Phó Bộ Ngoại giao VN cho rằng có 5 mục tiêu chính.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Bà Aung San Suu Kyi hy vọng Miến Điện vượt qua được sự chia rẽ

Tại Đức, lãnh tụ đối lập Miến Điện, giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi nhân chuyến viếng thăm Berlin hôm 10/04/2014 đã bày tỏ mong muốn đất nước mình sẽ vượt qua được tình trạng chia rẽ và xung đột sắc tộc.
Trong cuộc đàm luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel, bà Aung San Suu Kyi, 68 tuổi, cho rằng Miến Điện « cần có sự hỗ trợ của tất cả các nước tin tưởng vào nền dân chủ », để có thể thành công trong quá trình chuyển đổi dân chủ và ra khỏi chế độ độc tài quân sự.
Nhà dân biểu đối lập chuẩn bị ra ứng cử tổng thống vào năm tới tuyên bố : « Đối với tôi, Berlin không chỉ là biểu tượng cho thành công trong phát triển, mà còn cho thành công về thương thảo, về mặt đoàn kết chính trị ».

Hoa Kỳ và Philippines thỏa thuận ký kết hiệp ước an ninh mới

Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin quân sự Philippines hôm nay 11/04/2014 cho biết, Philippines và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận về việc ký kết một hiệp ước hợp tác an ninh mới, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ tại Philippines cho các hoạt động hải quân và nhân đạo.
Hiệp định giữa hai nước đồng minh lâu đời nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ được ký kết trong chuyến viếng thăm Manila của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong hai ngày 28 và 29/4 tới.
Philippines đã thương lượng về hiệp định hợp tác này từ gần tám tháng qua, chủ yếu nhằm đối phó với tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh. Hải quân Trung Quốc hiện đang tăng cường hiện diện tại Biển Đông, sau khi chiếm được bãi cạn Scarborough lâu nay do Manila quản lý vào năm 2012.

East Asia’s Maritime Disputes: Fishing in Troubled Waters

Alan Dupont & Christopher G. Baker
Few doubt that China’s rise is this era’s principal driver of strategic change, just as the United States’ equally influential ascendancy shaped the last. But earlier optimism that the Middle Kingdom’s re-emergence as a major power would be largely benign is fading as evidence mounts that Beijing is determined to press its territorial and resource claims in the vitally important seas of the Western Pacific. In barely the blink of a geopolitical eye, China’s once lauded charm offensive has given way to exactly the kind of coercive behavior its critics have long predicted.1 In a 3,000-mile maritime arc running from the East China Sea to the southern reaches of the South China Sea, Beijing is at loggerheads with many of its neighbors, including erstwhile friends, over several linked territorial and resource disputes. If not wisely managed, these disputes could bring East Asia’s long peace to a premature and bloody end.

Sáu điều dối trá của Nga về Crimea

Michael Bohm
Nhất Phương dịch
Các lãnh đạo Nga thường nói một giọng điệu – nói cùn – khi họ cố gắng biện minh cho việc lạm quyền bằng cách nói rằng người Mỹ cũng thế.
Ví dụ, Vladimir Putin so sánh việc chọn tấn công pháp lý vào tập đoàn Yukos cùng với việc tịch thu tài sản của Yukos nhập vào tập đoàn quốc doanh Rosneft với phán quyết của Mỹ về tập đoàn Enron năm 2003.
Mỹ sáp nhập Hawaii và Texas, vậy sao Nga không thể thôn tính Crimea? Nước Nga đang sống ở thế kỷ 19, theo đuổi định mệnh của chính mình.
Tháng Chín 2012, Putin, đáp lại những chỉ trích của cộng động quốc tế về cái chết của luật sư Sergei Magnitsky, nói rằng Hoa Kỳ không có quyền phán xét nước Nga vì Nga chỉ thi hành án lệnh với tội phạm tại nước mình.

Cả nước trong cơn " Hội chứng"

Hạ Đình Nguyên.
Theo Người Lót gạch 
Khó ai có thể nhìn thấy hay phán đoán về sự phát triển của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Một bức tranh loạn màu sắc, mà chỉ cần nhìn qua cái tít của các tin tức hằng ngày là đã thấy “choáng”. Như “dòng tin gây bức xúc” mỗi ngày của Nguoilotgach, hay của Vietnam.net, hoặc bất cứ một trang mạng nào khác, mà không cần đọc, chỉ lướt qua tựa đề thôi !  Nếu không gọi nó bằng từ “hội chứng” của cả nước thì là gì ?
 Nước Mỹ đã dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam thật sự máu lửa chỉ trong khoảng 7 năm, kể từ khi quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến 1965 đến 1972 thì rút quân. Người lính Mỹ theo chế độ quân dịch, chỉ có một năm, quá lắm là 2 năm cho một số người, thế mà nó đã sinh ra trên đất Mỹ một “hội chứng” về chiến tranh Việt Nam kéo dài 40 năm sau, còn để lại những vết thương cho lương tri xã hội Mỹ và lịch sử Mỹ, về một cuộc chiến mà họ không xem đó là cuộc chiến tranh xâm lược, mà là cuộc chiến chính nghĩa, vì lý tưởng giúp nước nhỏ chống sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản vào toàn vùng Đông Nam Á. Cho là đúng mà vẫn ray rứt, vì vết cắt của chiến tranh. Thông  thường, một quốc gia sau khi chiến tranh chấm dứt đều sinh ra một hội chứng nào đó.

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Nhật Bản hơn 800 lần điều tiêm kích chặn máy bay Trung Quốc

MINH THU (lược dịch)
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, Nhật Bản đã 810 lần điều các chiến đấu cơ ngăn máy bay lạ tiến vào không phận quốc gia. Trong đó, hơn một nửa số lần, Nhật Bản điều tiêm kích nhằm vào các máy bay của Trung Quốc.
Hãng tin AFP dẫn nguồn dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay số lần Tokyo điều động chiến đấu cơ ngăn máy bay lạ trong 3 tháng đầu năm nay đã vượt xa so với 12 tháng qua và nhiều nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh. 
Theo đó, phần lớn các tiêm kích của Nhật Bản làm nhiệm vụ chặn đường tiến của máy bay Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ Nhật Bản cũng đã 9 lần được điều động để ngăn chặn máy bay từ Triều Tiên. 

Ukraine kiện Nga vi phạm hợp đồng bán khí đốt

MINH THU (lược dịch)
 (11/4), Bộ Năng lượng Ukraine đã thông báo kế hoạch nộp đơn kiện Nga vi phạm các bản hợp đồng mua bán khí đốt lên Viện Trọng tài thuộc Phòng Thương mại Stockholm, Thụy Điển.
Trước đó, ứng cử viên tổng thống Yuri Poroshenko đã kêu gọi chính phủ lâm thời Ukraine yêu cầu Công ty khí đốt quốc gia Naftogaz nộp đơn kiện lên Viện Stockholm để điều tra lại bản hợp đồng ký kết với Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga Gazprom vào năm 2009. Tuy nhiên, Matxcơva đã phủ nhận cáo buộc sửa đổi hợp đồng trên.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, ông Yuri Prodan chính phủ lâm thời Ukraine còn lên kế hoạch thuê các luật sư từng có kinh nghiệm tranh tụng trong những vụ việc tranh chấp tương tự tại Stockholm.

Nga tăng gấp đôi giá khí đốt cho Ukraine sau 3 ngày

MINH THU (lược dịch)
Hôm 3/4, Nga đã lần thứ hai tăng giá bán khí đốt cho Ukraine chỉ trong một tuần. Lần tăng thứ hai đã tăng thêm 80% so với cách đây 3 ngày.
Thông tin tăng giá bán khí đốt cho Ukraine được chính Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga Gazprom thông báo. Theo đó, Ukraine sẽ phải trả thêm 80% giá mua khí đốt so với lần tăng thứ nhất trong tuần (hôm 31/3). 
Theo đó, giá bán khí đốt mới nhất Nga áp dụng với Ukraine là 485 USD/1.000 m3. Trước đó, từ mức 268,5 USD/1.000 m3, Gazprom đã thông báo tăng 44% giá bán lên mức 385,5 USD/1.000 m3. Đây là mức giá cao hơn nhiều so với mức trung bình áp dụng cho các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu. 

Nghị sĩ Nga đòi điều tra Gorbachev tội làm sụp đổ Liên Xô

TẦN KHANH (lược dịch)
Một số nghị sĩ Nga đã đề nghị tiến hành cuộc điều tra cựu Tổng bí thư ĐCS Mikhail Gorbachev về vai trò của ông này trước sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991.
Theo tờ Izvestia, 5 nghị sĩ Duma (Hạ viện Nga) thuộc đảng nước Nga thống nhất cầm quyền, Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ tự do đã gửi đơn đề nghị lên Tổng Chưởng lý Yury Chaika để mở một cuộc điều tra về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. 
Các nghị sĩ này cho rằng ban lãnh đạo Liên Xô cũ mà đứng đầu là cựu Tổng bí thư đảng cộng sản, ông Gorbachev đã giải tán "bất hợp pháp" Liên bang vào năm 1991 bất chấp hơn 77% cử tri bỏ phiếu kín mong muốn duy trì.  

Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc

Minh Anh
Chính phủ Lào đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 470km nối liền miền Bắc nước này tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế về cái giá mà nước này sẽ phải trả.
Wang Quan, một ông chủ khách sạn người Trung Quốc tại một thị trấn ở vùng núi nhiệt đới miền Bắc nước Lào, đang chờ đợi khoảng 20.000 công nhân Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới.
Các tuyến đường sắt do Trung Quốc tài trợ cho Lào khá dài và “ngoằn nghoèo”, thông qua hàng chục đường hầm, cầu, mà mục đích cuối cùng của nó là liên kết miền nam Trung Quốc với Bangkok, Thái Lan và sau đó là Vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể khu vực thương mại hiện đã rất lớn của Trung Quốc với Đông Nam Á.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?

Hoàng Mai
Đó là suy nghĩ của người viết bài này, và có thể cũng là suy tư của rất nhiều người Việt Nam khi nghĩ về hiện tình Việt Nam và Lào hiện nay. Nguy cơ mất nước của người Lào về tay Trung Quốc là rất cao, nếu như nhân dân Lào, ngay từ bây giờ không nhận thức được một cách đầy đủ, thường trực về điều đó!
1. Nguy cơ Lào mất nước nhìn từ Việt Nam
Không khó để nhận ra rằng, Bắc Kinh đang làm chủ cuộc chơi tại Việt Nam và tại Lào trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa…. Quan hệ Trung-Việt, cũng như Trung-Lào hiện nay, đã vượt ra khỏi khái niệm “láng giềng hữu nghị”.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Matxcơva đẩy Ukraina rơi vào hỗn loạn

Thụy My

Trong bối cảnh tình hình giữa Ukraina và Nga đang căng thẳng hiện nay, nhật báo Le Monde trong bài xã luận mang tựa đề « Matxcơva đẩy Ukraina rơi vào hỗn loạn » đã nhận định : Kịch bản quen thuộc một cách tệ hại. Quen thuộc đến cả những chiếc nón trùm đầu che đi khuôn mặt của những người vũ trang tấn công vào các tòa nhà chính phủ hôm thứ Hai 07/04/2014, tại ba thành phố miền đông Ukraina.
Theo tờ báo, chưa đầy một tháng sau khi Nga sáp nhập Crimée, châu Âu không còn có thể biện hộ là bị bất ngờ, trước việc những người ly khai thân Nga tuyên bố thành lập « nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk » và loan báo một cuộc « trưng cầu dân ý » vào ngày 11/05/2014 về tương lai của khu vực.

Welcome to China's political gamble of the century

Timothy Garton Ash
President Xi Jinping has put the burden of modernisation squarely on the single ruling party. It is quite an experiment
As export-hungry Europeans have feted president Xi Jinping on his imperial progress across the continent over the past week, how many have realised just how extraordinary is the political experiment he is leading back home? In essence, he is trying to turn China into an advanced economy and three-dimensional superpower, drawing on the energies of capitalism, patriotism and Chinese traditions, yet all still under the control of what remains, at its core, a Leninist party-state. He may be a Chinese emperor but he is also a Leninist emperor. This is the most surprising and important political experiment on the face of the earth. No one in the 20th century expected it. No one in the 21st will be unaffected by its success or failure.

Nhà nước ma Transnistria, bảo tàng sống của thời Liên Xô cũ

Quốc kỳ Transnistria
Sau khi Nga nuốt chửng Crimée của Ukraina, người ta bỗng nhớ đến tình trạng tương tự tại Moldova – quốc gia láng giềng cũng thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Moldova lo ngại kịch bản Crimée sẽ lặp lại tại Transnistria - vùng đất ly khai từ Moldova đã tuyên bố độc lập nhưng không có nước nào trên thế giới công nhận, kể cả Nga. Quả thật ngay sau đó, ngày 21/03/2014 Nga đã cho tập trận tạiTransnistria.
Để giúp độc giả hiểu thêm về Transnistria, một cái tên xa lạ với người Việt, một « Nhà nước ma » hiếm hoi còn tồn tại trong thế kỷ 21, Thụy My xin mời bạn đọc theo dõi bài phóng sự đặc sắc đăng trên báo Le Figaro ngày 01/04/2014.
Chào mừng khách đến thăm một đất nước không hiện hữu ! Đồn biên phòng chắn ngang con đường ngăn cách Ukraina và Moldova, với những nhân viên hải quan đáng ngờ đội chiếc nón kết to kiểu Liên Xô cũ, không hề có tư cách hợp pháp đối với quốc tế. Lá quốc kỳ hai màu đỏ và xanh lá cây phấp phới trên cột cờ - lá cờ cuối cùng trên thế giới còn mang hình búa liềm – là quốc kỳ của một Nhà nước không được bất kỳ quốc gia nào công nhận.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

China After Tiananmen: Money, Yes; Ideas, No

Perry Link
The June Fourth Massacre in Beijing has had remarkable longevity. What happened in and around Tiananmen Square twenty-five years ago this June not only haunts the memories of people who witnessed the events and of friends and families of the victims, but also persists in the minds of people who stood, and still stand, with the attacking side. Deng Xiaoping, the man who said “go” for the final assault on thousands of Chinese citizens protesting peacefully for democracy, has died. But people who today are inside or allied with the political regime responsible for the killing remain acutely aware of it.
They seldom put their awareness into words; indeed, their policy toward massacre-memory is repression. They assign plainclothes police to monitor and control people who have a history of speaking publicly about the massacre. They hire hundreds of thousands of Internet censors, one of whose tasks is to expunge any sign of the massacre from websites and email.

Crimea and South China Sea Diplomacy

Sophie Boisseau du Rocher & Bruno Hellendorff
Russia’s big move shows both the limits and importance of diplomacy in territorial disputes.
On March 18, China and ASEAN gathered in Singapore to pursue consultations on a Code of Conduct (COC) for the South China Sea, alongside talks on the implementation of the Declaration of Conduct (DOC). The gathering came at a time of rising preoccupation over a perceived creeping assertiveness by China in pursuing its maritime claims. Just one week before, Manila and Beijing experienced another diplomatic row, after Chinese Coast Guard vessels barred the resupply of Philippine marines based in the Spratly Islands.
In broader terms, several high-profile developments have hinted that China is becoming more inclined to consider the threat and use of force as its preferred vehicle for influence in the South China Sea. 

Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới

Theo Blog Thụy My, 29 Tháng Ba 2014
Venezuela, đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ, nơi mà đồng đô la được đổi chác trên đường phố với giá cao gấp mười lần so với tỉ giá chính thức, có thể là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới. Hoặc là ngược lại, rẻ nhất thế giới, tùy theo khả năng sở hữu những đồng đô la Mỹ.
Tại thị trường chợ đen hôm qua 28/03/2014, đô la được trao đổi với giá 67 đồng bolivar ăn một đô la, so với giá chính thức là 6,3 bolivar một đô la. Mặc cho một loạt biện pháp linh hoạt hóa việc kiểm soát giao dịch ngoại hối, trong đất nước đang rung chuyển bởi phong trào biểu tình chống đối chính phủ - chủ yếu do nền kinh tế èo uột, hình ảnh dòng người dài bất tận xếp hàng trước các quầy hàng hầu như trống rỗng đã trở nên chuyện dài thường nhật.

Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu

Nguyễn Hưng Quốc
Cho đến nay, phần lớn các bài tường thuật hoặc phân tích về việc Nga cưỡng đoạt bán đảo Crimea từ trong tay của Ukraine đều tập trung vào hai đối tượng chính: Nga và các phản ứng của Mỹ và Liên Hiệp Âu châu.
Về phía Nga, người ta tập trung nhiều nhất vào các tham vọng quyền lực của Vladimir Putin, người xem sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Nga vào đầu thập niên 1990 như một tai họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20 thay vì là một may mắn vì thoát khỏi ách chuyên chế và sự bần cùng; và cũng là người, theo cách nói rất hình tượng của một nhà báo nào đó, “tối nằm mơ mình là Đại đế, sáng thức dậy, hành xử như Stalin”.

Một Nguyên thủ mạnh & một quốc gia mạnh

Huy Đức 
(Theo FB Huy Đức)
Ngày 3-4-2014, trong "lễ thượng kỳ", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc đến khái niệm một "quốc gia mạnh" và, cái cách ông đứng trên nóc tàu, một tay chống nạnh, một tay vẫy đám đông, bên cạnh một cựu nguyên thủ phải ôm cột giữ thăng bằng, gợi ý hình ảnh một quốc gia mạnh cũng tương đồng với một nguyên thủ mạnh.
Một Nguyên thủ mạnh
Tàu ngầm chỉ phát huy tác dụng khi nó lặn sâu chứ không phải khi nó nổi lên. Chính trị Việt Nam cũng như biển khơi. Một nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn phải là một người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy.

Nationalism and the rise of China

Neville Meaney
The Communist leadership could remake itself as an anti-Western nationalist party, struggling against US–led encirclement
There is a large body of opinion that holds that the 21st Century is to be the Asian or Asia-Pacific century and that China will be the prime driving force in creating a new regional order. In the eyes of many, Napoleon’s famous prediction that when the sleeping giant China awoke it would shake the world seems to be about to come true. 
It is widely held that if China’s GDP continues to grow at the rate achieved in the last three decades it will, by 2030, if not earlier, overtake that of the United States. This has led to many commentators forecasting that China, like all rising great powers, would in due course demand its place in the sun. 

Can China Rise Peacefully?

John J. Mearsheimer 
 (The following is the new concluding chapter of Dr. John J. Mearsheimer’s book The Tragedy of the Great Power Politics. A new, updated edition was released on April 7 and is available via Amazon.)
With the end of the Cold War in 1989 and the subsequent collapse of the Soviet Union two years later, the United States emerged as the most powerful state on the planet. Many commentators said we are living in a unipolar world for the first time in history, which is another way of saying America is the only great power in the international system. If that statement is true, it makes little sense to talk about great-power politics, since there is just one great power.

Thủ tướng Ukraine cảnh báo về những cuộc biểu tình ở Miền Đông Ukraine

Trinh Nguyễn
Theo Reuters, Thủ tướng Arseny Yatseniuk cho rằng các cuộc biểu tình ở Miền Đông Ukraine là một phần của một kế hoạch gây bất ổn cho Ukraine nhằm vào mục đích tiến quân của quân đội Nga. Quân đội Nga hiện đang chiếm đóng phạm vi trong 30 km khu vực từ biên giới Ukraine.
Vào đêm chủ nhật, những người biểu tình ủng hộ Nga đang chiếm đóng các công trình công cộng trong ba thành phố – Kharkiv , Luhansk và Donetsk, họ tịch thu vũ khí và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập vào Nga nhằm hưởng ứng lời kểu gọi của cựu tổng thống Yanukovich. Chín người bị tổn thương trong các cuộc rối loạn ở Luhansk. Cảnh sát phải đóng cửa các tuyến đường tiến vào các thành phố này.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở

Nguyễn Hưng Quốc

Hầu hết các tài liệu viết về xã hội dân sự ở Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Anh đều nhấn mạnh: Xã hội dân sự chỉ mới manh nha tại Việt Nam từ giữa thập niên 1980, khi chính phủ và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới. Thật ra, không phải. Theo tôi, đó chỉ là một cái nhìn phi lịch sử và đầy thiên kiến chính trị: Một cách vô tình hay cố ý, người ta hư vô hoá sự tồn tại của một nửa nước tương đối tự do trong thời kỳ 1954-75.
Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng.

Công bố chỉ số PAPI 2013: Nhức nhối nạn hối lộ trong lĩnh vực công

THU HẰNG
Đó là vấn đề đáng lưu ý được đưa ra tại buổi công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2013, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng - CECODES (thuộc Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức sáng 2-4.
Nhìn tổng quát, chỉ số PAPI năm 2013 cho thấy mức độ hài lòng của người dân đối với hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh có gia tăng. Vấn đề kiểm soát tham nhũng, quyết tâm chống tham nhũng cũng như vấn đề công khai, minh bạch có cải thiện. Tuy nhiên, tham nhũng và hối lộ trong khu vực công cũng như tình trạng lót tay để vào làm việc trong các cơ quan nhà nước vẫn còn là vấn đề thường trực ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên cả nước.