Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Chiến tranh Việt - Trung 35 năm nhìn lại (Phần 1): CHUYỆN TRAO TRẢ TÙ BINH VIỆT – TRUNG

Duna Péter
Duna Péter- tác giả cuốn sách về Việt Nam “Một trăm ngàn cây số tại Việt Nam” (Százezer kilométer Vietnamban, NXB Kossuth 1986), từng là phóng viên thường trú ở Việt Nam của nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và của Hãng Thông tấn Hungary MTI. 
Ba mươi lăm năm trước, đúng vào những ngày này, đã nổ ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc (Chiến tranh biên giới Việt-Trung*), mà chúng ta có thể bình tâm gọi là “chiến tranh”. Vào ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ (theo các nguồn tin Phương Tây gồm 9 quân đoàn, 3 đại quân khu (phương diện quân) và vài chục sư đoàn, cùng lực lượng không quân) để tấn công nước láng giềng Việt Nam. 
Nhiều sử gia gọi sự kiện này là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba (sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống Mỹ và các đồng minh). 

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Ukraine bắt đầu “chống khủng bố”

Tổng thống tạm quyền Ukraine, Olexander Turchynov, tuyên bố bắt đầu "chiến dịch chống khủng bố" nhắm vào phe ly khai thân Nga.
Chiến dịch bắt đầu tại Vùng Bắc Donetsk, ông nói với quốc hội, và được triển khai "từng giai đoạn một cách có trách nhiệm".
Người ta có thể thấy xe thiết giáp được điều tới trong lúc dân quân ly khai chuẩn bị đón các cuộc tấn công.
Trước đó Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thúc giục người tương nhiệm phía Nga Vladimir Putin dùng ảnh hưởng của mình để kiềm chế phần tử ly khai ở miền Đông Ukraine.

Bệnh tự hào dân tộc của người Nga

Natalja Kljutcharjova
(Phạm Thị Hoài dịch)
Tôi là nhà văn, và các liên tưởng tôi thường dính líu tới văn học. Sau các sự kiện ở Krym, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng dân nước tôi và vị Tổng thống do “toàn dân” bầu nên của đất nước này khiến tôi liên tưởng đến ai.
Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó hầm”.
Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đã làm nhục họ, mà chĩa vào toàn thế giới. 

Ucraina trên bờ vực nội chiến

Hãng tin BBC (15-4-2014) cho hay hàng loạt xe tăng của chính quyền Kiev đang tiến về thị trấn Slavyansk thuộc vùng Donetsk của Ukraine. 
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời người đứng đầu chính quyền thị trấn là Vyacheslav Ponomarev xác nhận thông tin xe tăng và vũ khí tự hành của Kiev đang di chuyển về phía thị trấn này.
Ponomarev cho biết lực lượng dân quân tự vệ Donbass đang tích cực chuẩn bị phòng ngự, tuy nhiên, ông này cũng nói thêm là người dân tại đây đang có ý định đàm phán chứ không muốn đổ máu. 

Chính trị VN: 'Thả tù chỉ là chiến thuật'

Theo BBC
(15-4-2014) 
Nhà quan sát Carl Thayer nói việc thả các nhà bất đồng chính kiến mới đây chỉ là chiến thuật thay vì là chiến lược của Hà Nội.
Trả lời BBC từ Hà Nội, nơi ông đang tham dự hội nghị về Việt Nam với sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, giáo sư Thayer từ Đại học New South Wales, Australia, nói:
"Việt Nam chịu sức ép của Hoa Kỳ liên quan tới TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và Hiệp định [hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam] 123 do nhân quyền được coi là điều kiện của cả hai văn bản này.

Bốn lý do tại sao việc thâu tóm Crimea của Putin sẽ mang lại quả báo

Michael Bohm
(The Moscow Times, 4-14)
Nhìn từ bên ngoài, việc thôn tính Crimea trong chớp nhoáng của Tổng thống Vladimir Putin như là một thành công vang dội. Quân đội của Nga dễ dàng đóng chiếm cả khu vực này, và Putin đã nhìn thấy tỷ lệ ủng hộ tăng cao hơn 70%. Nhiều người Nga đang tán dương Putin như là một vị anh hùng dân tộc – người đã quay lưng lại với phương Tây, bảo vệ lợi ích của người Nga và chấn chỉnh lại sự bất công lý trong quá khứ.
 Tuy nhiên, việc đám đông kéo đến xung quanh lá cờ tổ quốc để ăn mừng sau một chiến dịch quận sự thành công chẳng có gì là mới mẻ. Ngay cả Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng giành được tỷ lệ ủng hộ tăng cao lên đến gần 70% ngay sau khi Mỹ xâm chiếm Irac năm 2003. Tuy nhiên, sau không khí hân hoan đó thì sự ủng hộ dành cho Putin cũng sẽ bị chìm xuống nhanh chóng như lúc tăng, cũng tương tự như trường hợp ông Bush. Khi người Nga nhìn thấy cái giá phải trả về mặt kinh tế của việc thôn tính Crưm vượt quá lợi ích mà nó mang lại, chiến thắng của Putin sẽ trở thành rỗng tuếch.

PUTIN ĐANG SỐNG Ở MỘT THẾ GIỚI NÀO ?

Đinh Minh Đạo
(Theo Diễn đàn XHDS)
Sau hành động Nga đưa quân đội vào Krym, thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao đổi điện thoại với tổng thống Putin. Sau cuộc nói chuyện điện thoại bà đã nhận xét: Putin như đang ở một thế giới nào khác, tôi không chắc là ông ta còn khả năng tiếp cận với thực tế không.
Nhận xét trên đây của bà thủ tướng Đức được nhiều nhà báo, chính trị gia…chia sẻ, nhưng có những ý kiến phản bác. Đến nay Nga đã hoàn thành các bước sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga còn điều động hàng vạn quân tập trận và áp sát vùng biên giới với Ukraina, hậu thuẫn cho những người dân gốc Nga ở phía đông Ukraina đòi ly khai, gây nên tình hình bất ổn và nguy cơ chia cắt nước Ukraina. Những người phản bác đưa ra những nhận xét, rằng Putin đã hành động rất tỉnh táo và hiệu quả. Một vài tác giả của báo chí “lề phải” Việt Nam còn hân hoan ca ngợi “Trận pháp Putin”(1), rằng sau thắng lợi ở Krym, ai cấm được Nga hợp tác với Trung Quốc sản xuất vũ khí siêu thanh tấn công toàn cầu, đánh thắng chiến lược “xoay trục” của Mỹ.

Miến Điện : 3 năm mở cửa, tương lai chính trị của Aung San Suu Kyi vẫn bấp bênh

Anh Vũ (RFI, 15-4-2014)

Le Figaro dành hết một trang báo lớn cho bài phóng sự dài nhân sự kiện biểu tượng dân chủ Miến Điện bà Aung San Suu Kyi tới thăm Pháp.
Bài phóng sự lấy tựa đề khá hấp dẫn như của một tiểu thuyết « Quý bà, nhà sư và viên tướng ». Tuy nhiên đó chính là ba nhân tố tiêu biểu cho bức tranh toàn cảnh chính trị xã hội Miến Điện trong tiến trình chuyển biến dân chủ.
Tờ báo ghi nhận, « trong 3 năm mở cửa, Miến Điện đã đi được một chặng đường dài và có vẻ như đang là miền đất hứa mới ở châu Á đối với các nước phương Tây ? Tuy nhiên đất nước vẫn bị ảnh hưởng bởi các vụ bạo lực tôn giáo và xung đột sắc tộc. Tương lai chính trị của nhà đối lập Aung San Suu Kyi vẫn còn bất trắc.

Truyền hình Putin, xin chào!

Dimitri Kisselev, trùm tuyên truyền Nga.
Thụy My
Le Point 27/03-02/04/2014) Truyền hình Nga hoan hô chiến dịch chiếm Crimée, dù phải bóp méo thông tin.
Ai muốn xin phỏng vấn sẽ phải chịu trận một tràng rủa sả. “Người Pháp các vị hãy cút đi nơi khác, để cho chúng tôi yên với vấn đề Crimée! Với tất cả những thứ thổ tả viết về chúng tôi, không có chuyện tiếp đón và trao cho các vị cái cơ hội so sánh tôi với một con khỉ!”
Dimitri Kisselev năm nay 60 tuổi, và là một ngôi sao của truyền hình Nga. Hay đúng hơn là nhạc trưởng của dàn tuyên truyền Nga. Từ hai tuần qua, tên ông ta nằm trong danh sách 33 nhân vật bị Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu trừng phạt để trả đũa việc sáp nhập Crimée (cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản). Cứ mỗi Chủ nhật, vào lúc 20 giờ, trước 20 triệu khán giả, ông giới thiệu trên kênh truyền hình nhà nước Rossia “Tin tức trong tuần”. Và xuất chiêu rất mạnh. Những lời lẽ hằn học nhất được dành cho những người đồng tính luyến ái: “Cần phải ngăn cản họ hiến máu và tinh trùng. Cũng phải đốt ra tro hay chôn quả tim của họ nếu họ là nạn nhân tai nạn giao thông”.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Ukraine, Nga, Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA, 23-03-2014
Trong sinh hoạt chính trị thế giới từ đầu năm 2014 đến nay, sự kiện Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine chắc chắn là sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý và gây nên nhiều phản ứng nhất. Các phản ứng ấy có thể chia ra làm ba loại: Một, phê phán Nga; hai, bênh vực Nga; và ba, dè dặt hoặc né tránh một thái độ rõ ràng dứt khoát.
Phản ứng đầu tiên chiếm đa số. Hầu hết các tổ chức siêu quốc gia (supranational) từ Liên Hiệp Âu Châu (European Union) đến Hội Đồng Âu Châu (Council of Europe), Hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc (UN Security Council), NATO đều tuyên bố Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine. Hầu hết các quốc gia Tây phương cũng đều lên án hành động lấn chiếm phi pháp của Nga.