Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Cả nước trong cơn " Hội chứng"

Hạ Đình Nguyên.
Theo Người Lót gạch 
Khó ai có thể nhìn thấy hay phán đoán về sự phát triển của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Một bức tranh loạn màu sắc, mà chỉ cần nhìn qua cái tít của các tin tức hằng ngày là đã thấy “choáng”. Như “dòng tin gây bức xúc” mỗi ngày của Nguoilotgach, hay của Vietnam.net, hoặc bất cứ một trang mạng nào khác, mà không cần đọc, chỉ lướt qua tựa đề thôi !  Nếu không gọi nó bằng từ “hội chứng” của cả nước thì là gì ?
 Nước Mỹ đã dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam thật sự máu lửa chỉ trong khoảng 7 năm, kể từ khi quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến 1965 đến 1972 thì rút quân. Người lính Mỹ theo chế độ quân dịch, chỉ có một năm, quá lắm là 2 năm cho một số người, thế mà nó đã sinh ra trên đất Mỹ một “hội chứng” về chiến tranh Việt Nam kéo dài 40 năm sau, còn để lại những vết thương cho lương tri xã hội Mỹ và lịch sử Mỹ, về một cuộc chiến mà họ không xem đó là cuộc chiến tranh xâm lược, mà là cuộc chiến chính nghĩa, vì lý tưởng giúp nước nhỏ chống sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản vào toàn vùng Đông Nam Á. Cho là đúng mà vẫn ray rứt, vì vết cắt của chiến tranh. Thông  thường, một quốc gia sau khi chiến tranh chấm dứt đều sinh ra một hội chứng nào đó.

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Nhật Bản hơn 800 lần điều tiêm kích chặn máy bay Trung Quốc

MINH THU (lược dịch)
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, Nhật Bản đã 810 lần điều các chiến đấu cơ ngăn máy bay lạ tiến vào không phận quốc gia. Trong đó, hơn một nửa số lần, Nhật Bản điều tiêm kích nhằm vào các máy bay của Trung Quốc.
Hãng tin AFP dẫn nguồn dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay số lần Tokyo điều động chiến đấu cơ ngăn máy bay lạ trong 3 tháng đầu năm nay đã vượt xa so với 12 tháng qua và nhiều nhất kể từ sau thời Chiến tranh Lạnh. 
Theo đó, phần lớn các tiêm kích của Nhật Bản làm nhiệm vụ chặn đường tiến của máy bay Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ Nhật Bản cũng đã 9 lần được điều động để ngăn chặn máy bay từ Triều Tiên. 

Ukraine kiện Nga vi phạm hợp đồng bán khí đốt

MINH THU (lược dịch)
 (11/4), Bộ Năng lượng Ukraine đã thông báo kế hoạch nộp đơn kiện Nga vi phạm các bản hợp đồng mua bán khí đốt lên Viện Trọng tài thuộc Phòng Thương mại Stockholm, Thụy Điển.
Trước đó, ứng cử viên tổng thống Yuri Poroshenko đã kêu gọi chính phủ lâm thời Ukraine yêu cầu Công ty khí đốt quốc gia Naftogaz nộp đơn kiện lên Viện Stockholm để điều tra lại bản hợp đồng ký kết với Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga Gazprom vào năm 2009. Tuy nhiên, Matxcơva đã phủ nhận cáo buộc sửa đổi hợp đồng trên.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, ông Yuri Prodan chính phủ lâm thời Ukraine còn lên kế hoạch thuê các luật sư từng có kinh nghiệm tranh tụng trong những vụ việc tranh chấp tương tự tại Stockholm.

Nga tăng gấp đôi giá khí đốt cho Ukraine sau 3 ngày

MINH THU (lược dịch)
Hôm 3/4, Nga đã lần thứ hai tăng giá bán khí đốt cho Ukraine chỉ trong một tuần. Lần tăng thứ hai đã tăng thêm 80% so với cách đây 3 ngày.
Thông tin tăng giá bán khí đốt cho Ukraine được chính Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga Gazprom thông báo. Theo đó, Ukraine sẽ phải trả thêm 80% giá mua khí đốt so với lần tăng thứ nhất trong tuần (hôm 31/3). 
Theo đó, giá bán khí đốt mới nhất Nga áp dụng với Ukraine là 485 USD/1.000 m3. Trước đó, từ mức 268,5 USD/1.000 m3, Gazprom đã thông báo tăng 44% giá bán lên mức 385,5 USD/1.000 m3. Đây là mức giá cao hơn nhiều so với mức trung bình áp dụng cho các khách hàng thuộc Liên minh châu Âu. 

Nghị sĩ Nga đòi điều tra Gorbachev tội làm sụp đổ Liên Xô

TẦN KHANH (lược dịch)
Một số nghị sĩ Nga đã đề nghị tiến hành cuộc điều tra cựu Tổng bí thư ĐCS Mikhail Gorbachev về vai trò của ông này trước sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991.
Theo tờ Izvestia, 5 nghị sĩ Duma (Hạ viện Nga) thuộc đảng nước Nga thống nhất cầm quyền, Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ tự do đã gửi đơn đề nghị lên Tổng Chưởng lý Yury Chaika để mở một cuộc điều tra về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. 
Các nghị sĩ này cho rằng ban lãnh đạo Liên Xô cũ mà đứng đầu là cựu Tổng bí thư đảng cộng sản, ông Gorbachev đã giải tán "bất hợp pháp" Liên bang vào năm 1991 bất chấp hơn 77% cử tri bỏ phiếu kín mong muốn duy trì.  

Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc

Minh Anh
Chính phủ Lào đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 470km nối liền miền Bắc nước này tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế về cái giá mà nước này sẽ phải trả.
Wang Quan, một ông chủ khách sạn người Trung Quốc tại một thị trấn ở vùng núi nhiệt đới miền Bắc nước Lào, đang chờ đợi khoảng 20.000 công nhân Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới.
Các tuyến đường sắt do Trung Quốc tài trợ cho Lào khá dài và “ngoằn nghoèo”, thông qua hàng chục đường hầm, cầu, mà mục đích cuối cùng của nó là liên kết miền nam Trung Quốc với Bangkok, Thái Lan và sau đó là Vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể khu vực thương mại hiện đã rất lớn của Trung Quốc với Đông Nam Á.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?

Hoàng Mai
Đó là suy nghĩ của người viết bài này, và có thể cũng là suy tư của rất nhiều người Việt Nam khi nghĩ về hiện tình Việt Nam và Lào hiện nay. Nguy cơ mất nước của người Lào về tay Trung Quốc là rất cao, nếu như nhân dân Lào, ngay từ bây giờ không nhận thức được một cách đầy đủ, thường trực về điều đó!
1. Nguy cơ Lào mất nước nhìn từ Việt Nam
Không khó để nhận ra rằng, Bắc Kinh đang làm chủ cuộc chơi tại Việt Nam và tại Lào trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa…. Quan hệ Trung-Việt, cũng như Trung-Lào hiện nay, đã vượt ra khỏi khái niệm “láng giềng hữu nghị”.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Matxcơva đẩy Ukraina rơi vào hỗn loạn

Thụy My

Trong bối cảnh tình hình giữa Ukraina và Nga đang căng thẳng hiện nay, nhật báo Le Monde trong bài xã luận mang tựa đề « Matxcơva đẩy Ukraina rơi vào hỗn loạn » đã nhận định : Kịch bản quen thuộc một cách tệ hại. Quen thuộc đến cả những chiếc nón trùm đầu che đi khuôn mặt của những người vũ trang tấn công vào các tòa nhà chính phủ hôm thứ Hai 07/04/2014, tại ba thành phố miền đông Ukraina.
Theo tờ báo, chưa đầy một tháng sau khi Nga sáp nhập Crimée, châu Âu không còn có thể biện hộ là bị bất ngờ, trước việc những người ly khai thân Nga tuyên bố thành lập « nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk » và loan báo một cuộc « trưng cầu dân ý » vào ngày 11/05/2014 về tương lai của khu vực.

Welcome to China's political gamble of the century

Timothy Garton Ash
President Xi Jinping has put the burden of modernisation squarely on the single ruling party. It is quite an experiment
As export-hungry Europeans have feted president Xi Jinping on his imperial progress across the continent over the past week, how many have realised just how extraordinary is the political experiment he is leading back home? In essence, he is trying to turn China into an advanced economy and three-dimensional superpower, drawing on the energies of capitalism, patriotism and Chinese traditions, yet all still under the control of what remains, at its core, a Leninist party-state. He may be a Chinese emperor but he is also a Leninist emperor. This is the most surprising and important political experiment on the face of the earth. No one in the 20th century expected it. No one in the 21st will be unaffected by its success or failure.

Nhà nước ma Transnistria, bảo tàng sống của thời Liên Xô cũ

Quốc kỳ Transnistria
Sau khi Nga nuốt chửng Crimée của Ukraina, người ta bỗng nhớ đến tình trạng tương tự tại Moldova – quốc gia láng giềng cũng thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Moldova lo ngại kịch bản Crimée sẽ lặp lại tại Transnistria - vùng đất ly khai từ Moldova đã tuyên bố độc lập nhưng không có nước nào trên thế giới công nhận, kể cả Nga. Quả thật ngay sau đó, ngày 21/03/2014 Nga đã cho tập trận tạiTransnistria.
Để giúp độc giả hiểu thêm về Transnistria, một cái tên xa lạ với người Việt, một « Nhà nước ma » hiếm hoi còn tồn tại trong thế kỷ 21, Thụy My xin mời bạn đọc theo dõi bài phóng sự đặc sắc đăng trên báo Le Figaro ngày 01/04/2014.
Chào mừng khách đến thăm một đất nước không hiện hữu ! Đồn biên phòng chắn ngang con đường ngăn cách Ukraina và Moldova, với những nhân viên hải quan đáng ngờ đội chiếc nón kết to kiểu Liên Xô cũ, không hề có tư cách hợp pháp đối với quốc tế. Lá quốc kỳ hai màu đỏ và xanh lá cây phấp phới trên cột cờ - lá cờ cuối cùng trên thế giới còn mang hình búa liềm – là quốc kỳ của một Nhà nước không được bất kỳ quốc gia nào công nhận.