Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina như thế nào?

John J. Mearsheimer, Foreign Affairs
Dịch bởi Nguyễn Hoàng Nam, CTV Phía Trước

Theo quan điểm hiện hành của phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine xuất phát hầu như chính là từ những hành vi kích động từ nước Nga. Thủ tướng Nga Vladimir Putin, theo quan điểm này, được cho rằng đã kích động Crimea li khai, trong một tham vọng lâu dài nhằm khôi phục lại đế chế Xô Viết, và thậm chí có thể ông còn đang nhắm đến phần còn lại của Ukraine, cũng như các quốc gia Đông Âu khác. Theo quan điểm này, việc lật đổ tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vào tháng 2 năm 2014 đơn thuần chỉ là việc đưa ra một cái cớ cho ông Putin đưa ra quyết định cho phép quân đội Nga vào kiểm soát Ukraine.

Trung Quốc: Những thăng trầm, sự nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới, và những bài học lịch sử

James Petras
 Sơn Trung
 
dịch, Tạp chí Văn hóa Nghệ An
Tiểu dẫn: Ngày 30/4 Chương trình so sánh quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo cập nhật, dự báo ngay trong năm 2014 này Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào thời điểm năm 2005 quy mô nền kinh tế Trung Quốc chưa bằng một nửa nền kinh tế Mỹ. 
Tuy nhiên, đến năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng lên khá nhanh, bằng 87% kinh tế Mỹ, tính theo phương pháp sức mua hàng hóa và dịch vụ tương đương (PPP). Mặc dù, phương pháp so sánh sức mua tương đương không phản ánh được sự giàu có của một quốc gia tính theo đầu người, Trung Quốc vẫn là nước nghèo hơn so với Mỹ, nhưng nhiều người đã, đang nói đến sự đổi ngôi này. Cũng trong ngày 30/4, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa (the Center for Rechearch on Globalization-CRG) tại Montreal, Canada đã cho đăng lại trên website globalrearch.ca bài nghiên cứu có tựa đề Trung Quốc: Những thăng trầm và nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới-Những bài học lịch sử(China: Rise, Fall and Re-Emergence as a Global Power- Lessons of History) của Giáo sư James Petras. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này cùng bạn đọc như là một tài liệu, một cách nhìn, một quan điểm để tham khảo và có thể có một cái nhìn thực tế hơn về Trung Quốc, người láng giềng đang kéo dàn khoan vào vùng biển của chúng ta.

Săn hổ ở Trung Quốc

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Minxin Pei, Project-Syndicate
Trong một hành động táo bạo kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng, Trung Quốc đã chính thức công bố bắt đầu các cuộc điều tra liên quan đến những “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” đối với nhân vật cao cấp nhất bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chu Vĩnh Khang. Mặc dù những tin đồn về sự sụp đổ chính trị của ông Chu đã được lan rộng gần một năm nay nhưng bất cứ ai quen thuộc với những âm mưu chính trị của Trung Quốc đều biết rằng các nhóm thân cận và phe cánh vẫn có thể cứu được ông Chu nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa chính thức công bố hạ quyết ông. Bây giờ thì việc này đã trở nên chính thức: một con “siêu hổ” đã bị quật ngã. Nhưng liệu đây có phải là những gì mà Trung Quốc thực sự cần trong lúc này?
Từ năm 2012, khi Tập Cận Bình bắt đầu “săn hổ” – theo như đúng lời ông nói – thì đã có ba bộ trưởng, tỉnh trưởng và các quan chức cấp cao khác đã bị rơi vào lưới. Nhưng ông Chu không phải là một con hổ bình thường. Ông từng là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết định cao nhất của ĐCSTQ. Ông Chu từng được xem như một nhân vật bất khả xâm phạm.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Vì sao Trung Quốc sẽ đè bẹp cả thế giới?

Aleksandr Khramchikhin
Vấn đề lớn nhất của nhân loại có lẽ là ở chỗ, nó không hiểu Trung Quốc hiện nay là cái gì và Trung Quốc đang có những khuynh hướng phát triển như thế nào? Nhưng mặt khác, có thể, nhân loại không hiểu được như thế lại hoá hay. Bởi vì, hiểu ra điều đó là chuyện cực kì nặng nề, và cái chính là, dẫu có hiểu, nó cũng đành bất lực, chẳng làm được trò gì.
Có thể đành phải chờ đợi và đoán xem, đất nước này dùng cách nào để đè bẹp phần còn lại của thế giới. Kiểu tiếp cận Trung Quốc thông thường của phương Tây hoàn toàn không phù hợp.`Một mặt, chủ nghĩa duy tâm ngớ ngẩn của những chú panda huggers, hi vọng Trung Quốc sẽ hoà nhập vào hệ thống kinh tế và chính trị hiện hành do phương Tây tạo ra một cách ôn hoà, hiền lành, ngoan ngoãn, tiếp tục bì bạch chạy theo người tiêu dùng giày dép thể thao và laptop ở phương Tây để nhận khoản tiền lương hậu hĩnh nhất là 100 đô la mỗi tháng.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Trung Quốc và sự cùng đường của những dự đoán thảm khốc

Russell Leigh Moses
Hậu quả của việc Trung Quốc sụp đổ sẽ còn tồi tệ hơn Liên Xô.
Tiêu đề gây khiêu khích của bài bình luận trên tờ Tân Hoa Xã chính thức lan truyền rộng rãi trên khắp các trang tin tức lớn của Trung Quốc hôm thứ Năm và trở thành chủ đề khiến cho các trang mạng truyền thông xã hội Trung Quốc phải nghiến răng.
Bài bình luận cảnh báo rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng đói nghèo và khốn khổ vì những hoạt động gây mất ổn định của số lượng blogger đang ngày càng tăng của nước này, đánh vào tâm điểm của sự phân chia ý thức hệ ở Trung Quốc, đồng thời cho thấy phe bảo thủ đang ngày càng lo lắng về hướng đi mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể lựa chọn nhằm cải cách Đảng Cộng Sản.

Phân chia chiến tuyến

Trong tháng Mười Hai, sau khi nhậm chức Bí thư Đảng Cộng sản mới của Trung Quốc được gần ba tuần, Tập Cận Bình đã nói vài lời động viên dành cho những người ủng hộ cải cách chính trị. “Không một tổ chức hoặc cá nhân nào”, ông ta cho biết, có “đặc quyền vượt qua hiến pháp và pháp luật”. Ông ta không làm gì khác hơn là trích dẫn bản thân Hiến pháp Trung Quốc, nhưng một số người Trung Quốc theo chủ nghĩa tự do cảm thấy được khuyến khích bởi lời ca ngợi của ông ta dành cho “quyền lực vô cùng to lớn” của một văn bản mà đảng thường chọn cách bỏ qua. Các quan chức đảng đang cố gắng cảnh báo những người lạc quan không được quá đà.

Thời nay, có nên lấy hệ tư tưởng để đánh giá hành vi, ý thức chính trị của nhau không?

Nguyễn Trần Bạt

1. Tri thức – Tư tưởng

Tri thức, có thể nói, là bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Tri thức bao trùm nhiều lĩnh vực: lao động sản xuất (công, nông nghiệp), chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, xây dựng, luật pháp, giao thông, giao tiếp, chinh phục thiên nhiên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... Đó là những hiểu biết khoa học, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà con người tích luỹ được trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh và thích ứng với thiên nhiên cũng như với xã hội nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng người trong quá trình lịch sử lâu.

Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc

Cuộc xung đột ở biển Đông đánh thức dậy những nỗi lo sợ có gốc rễ sâu xa tại Đông Nam Á: một sự thống trị của Trung Quốc. Một chuyến viếng thăm Việt Nam cho thấy việc đối phó với cường quốc mới khó khăn cho tới đâu.
Sao vàng trên nền đỏ. Học viên sĩ quan chỉnh tề trong những bộ đồng phục trắng. Thêm vào đó là mặt trời lặn trên biển và những bài ca về quê hương. Trong truyền hình nhà nước Việt Nam, việc tạo khí thế yêu nước ngày càng đạt tới những đỉnh cao mới. Chính phủ ở Hà Nội dựa vào xúc cảm – và thông điệp là rất rõ ràng: Trường Sa và Hoàng Sa, như hai quần đảo ở biển Đông được Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền có tên trong tiếng Việt, là thuộc Việt Nam. Chấm hết.

Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối

Phan Thanh Tâm
Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất ðặc biệt vì sách ðã “phân tích sư thật về những hành ðộng khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Nãm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; ðã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 nãm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất ðã khẳng ðịnh, Marx ðã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” ðã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của ðạo lý”. Theo ông, ðây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn ðời” và “là một con khủng long ba ðầu, chin ðuôi”.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

NĂM NHẬN ĐỊNH VỀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Từ Linh
Tháng 6 18, 2014
Giữa những ngày giàn khoan 981 nghênh ngang thách thức chủ quyền Việt Nam và gây không ít hoang mang, bài này xin được góp một số ý nghĩ về bốn bên liên quan: Mỹ, Tàu, Đảng và dân. Có ý sẽ làm người lạc quan phật lòng, có ý sẽ làm người bi quan bất đồng, có ý có thể chủ quan, nhưng xin chép cả vào đây, như góp một cái nhìn tham khảo. Bài chia làm năm phần, tương ứng với năm câu hỏi-đáp, xin tóm gọn như sau:
1.           Mỹ có đối đầu Tàu vì Việt Nam không? Không! Người hùng giờ thấm mệt, thích chăm việc nhà và việc gần hơn lo việc thiên hạ quá xa.