Hiển thị các bài đăng có nhãn THẾ GIỚI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THẾ GIỚI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina như thế nào?

John J. Mearsheimer, Foreign Affairs
Dịch bởi Nguyễn Hoàng Nam, CTV Phía Trước

Theo quan điểm hiện hành của phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine xuất phát hầu như chính là từ những hành vi kích động từ nước Nga. Thủ tướng Nga Vladimir Putin, theo quan điểm này, được cho rằng đã kích động Crimea li khai, trong một tham vọng lâu dài nhằm khôi phục lại đế chế Xô Viết, và thậm chí có thể ông còn đang nhắm đến phần còn lại của Ukraine, cũng như các quốc gia Đông Âu khác. Theo quan điểm này, việc lật đổ tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vào tháng 2 năm 2014 đơn thuần chỉ là việc đưa ra một cái cớ cho ông Putin đưa ra quyết định cho phép quân đội Nga vào kiểm soát Ukraine.

Trung Quốc: Những thăng trầm, sự nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới, và những bài học lịch sử

James Petras
 Sơn Trung
 
dịch, Tạp chí Văn hóa Nghệ An
Tiểu dẫn: Ngày 30/4 Chương trình so sánh quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo cập nhật, dự báo ngay trong năm 2014 này Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào thời điểm năm 2005 quy mô nền kinh tế Trung Quốc chưa bằng một nửa nền kinh tế Mỹ. 
Tuy nhiên, đến năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng lên khá nhanh, bằng 87% kinh tế Mỹ, tính theo phương pháp sức mua hàng hóa và dịch vụ tương đương (PPP). Mặc dù, phương pháp so sánh sức mua tương đương không phản ánh được sự giàu có của một quốc gia tính theo đầu người, Trung Quốc vẫn là nước nghèo hơn so với Mỹ, nhưng nhiều người đã, đang nói đến sự đổi ngôi này. Cũng trong ngày 30/4, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa (the Center for Rechearch on Globalization-CRG) tại Montreal, Canada đã cho đăng lại trên website globalrearch.ca bài nghiên cứu có tựa đề Trung Quốc: Những thăng trầm và nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới-Những bài học lịch sử(China: Rise, Fall and Re-Emergence as a Global Power- Lessons of History) của Giáo sư James Petras. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này cùng bạn đọc như là một tài liệu, một cách nhìn, một quan điểm để tham khảo và có thể có một cái nhìn thực tế hơn về Trung Quốc, người láng giềng đang kéo dàn khoan vào vùng biển của chúng ta.

Săn hổ ở Trung Quốc

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Minxin Pei, Project-Syndicate
Trong một hành động táo bạo kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng, Trung Quốc đã chính thức công bố bắt đầu các cuộc điều tra liên quan đến những “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” đối với nhân vật cao cấp nhất bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chu Vĩnh Khang. Mặc dù những tin đồn về sự sụp đổ chính trị của ông Chu đã được lan rộng gần một năm nay nhưng bất cứ ai quen thuộc với những âm mưu chính trị của Trung Quốc đều biết rằng các nhóm thân cận và phe cánh vẫn có thể cứu được ông Chu nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa chính thức công bố hạ quyết ông. Bây giờ thì việc này đã trở nên chính thức: một con “siêu hổ” đã bị quật ngã. Nhưng liệu đây có phải là những gì mà Trung Quốc thực sự cần trong lúc này?
Từ năm 2012, khi Tập Cận Bình bắt đầu “săn hổ” – theo như đúng lời ông nói – thì đã có ba bộ trưởng, tỉnh trưởng và các quan chức cấp cao khác đã bị rơi vào lưới. Nhưng ông Chu không phải là một con hổ bình thường. Ông từng là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết định cao nhất của ĐCSTQ. Ông Chu từng được xem như một nhân vật bất khả xâm phạm.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Vì sao Trung Quốc sẽ đè bẹp cả thế giới?

Aleksandr Khramchikhin
Vấn đề lớn nhất của nhân loại có lẽ là ở chỗ, nó không hiểu Trung Quốc hiện nay là cái gì và Trung Quốc đang có những khuynh hướng phát triển như thế nào? Nhưng mặt khác, có thể, nhân loại không hiểu được như thế lại hoá hay. Bởi vì, hiểu ra điều đó là chuyện cực kì nặng nề, và cái chính là, dẫu có hiểu, nó cũng đành bất lực, chẳng làm được trò gì.
Có thể đành phải chờ đợi và đoán xem, đất nước này dùng cách nào để đè bẹp phần còn lại của thế giới. Kiểu tiếp cận Trung Quốc thông thường của phương Tây hoàn toàn không phù hợp.`Một mặt, chủ nghĩa duy tâm ngớ ngẩn của những chú panda huggers, hi vọng Trung Quốc sẽ hoà nhập vào hệ thống kinh tế và chính trị hiện hành do phương Tây tạo ra một cách ôn hoà, hiền lành, ngoan ngoãn, tiếp tục bì bạch chạy theo người tiêu dùng giày dép thể thao và laptop ở phương Tây để nhận khoản tiền lương hậu hĩnh nhất là 100 đô la mỗi tháng.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Trung Quốc và sự cùng đường của những dự đoán thảm khốc

Russell Leigh Moses
Hậu quả của việc Trung Quốc sụp đổ sẽ còn tồi tệ hơn Liên Xô.
Tiêu đề gây khiêu khích của bài bình luận trên tờ Tân Hoa Xã chính thức lan truyền rộng rãi trên khắp các trang tin tức lớn của Trung Quốc hôm thứ Năm và trở thành chủ đề khiến cho các trang mạng truyền thông xã hội Trung Quốc phải nghiến răng.
Bài bình luận cảnh báo rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng đói nghèo và khốn khổ vì những hoạt động gây mất ổn định của số lượng blogger đang ngày càng tăng của nước này, đánh vào tâm điểm của sự phân chia ý thức hệ ở Trung Quốc, đồng thời cho thấy phe bảo thủ đang ngày càng lo lắng về hướng đi mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể lựa chọn nhằm cải cách Đảng Cộng Sản.

Phân chia chiến tuyến

Trong tháng Mười Hai, sau khi nhậm chức Bí thư Đảng Cộng sản mới của Trung Quốc được gần ba tuần, Tập Cận Bình đã nói vài lời động viên dành cho những người ủng hộ cải cách chính trị. “Không một tổ chức hoặc cá nhân nào”, ông ta cho biết, có “đặc quyền vượt qua hiến pháp và pháp luật”. Ông ta không làm gì khác hơn là trích dẫn bản thân Hiến pháp Trung Quốc, nhưng một số người Trung Quốc theo chủ nghĩa tự do cảm thấy được khuyến khích bởi lời ca ngợi của ông ta dành cho “quyền lực vô cùng to lớn” của một văn bản mà đảng thường chọn cách bỏ qua. Các quan chức đảng đang cố gắng cảnh báo những người lạc quan không được quá đà.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài

Nguyễn Văn Huy
BBC- thứ ba, 20 tháng 3, 2012
 Miến Điện nằm trên cửa ngõ xuống Vịnh Bengal của Trung Quốc. Đường ranh giới mầu đỏ phát xuất từ Điện Biên Phủ dọc theo biên giới Miến – Hoa chay qua tới Bhutan, Nepal, Pakistan, Afganistan. 
Miến Điện cùng Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia là năm quốc gia trên bán đảo Trung Ấn nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng Năm Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) và 14 Thành phố Hải cảng Mở (Open Coastal Cities) dọc các bờ biển.

5 năm tới Miến Điện sẽ ở đâu?

Bs Hồ Hải
 Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
Trong một bài viết cách đây 18 tháng của tôi - Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt, tôi có viết, cùng năm 1990 ở Việt Nam và Miến Điện có hai sự cỡi trói lớn. Miến Điện cỡi trói về chính trị để làm nền tảng cho kinh tế bắt đầu mở cửa 2 năm qua. Họ giữ được văn hóa, tài nguyên còn nguyên vẹn. Trong khi đó, Việt Nam cỡi trói kinh tế, mà không thay đổi thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền. 

Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn

David Shambaugh*
2009-2010 sẽ được nhớ đến như những năm mà Trung Quốc đã trở nên khó cho thế giới đối phó, khi Bắc Kinh biểu lộ cách hành xử ngày càng cứng rắn và hung hăng với nhiều nước láng giềng châu Á, cũng như với Mỹ và Liên minh châu Âu. Ngay cả những quan hệ của họ ở châu Phi và Mỹ - La tinh cũng trở nên khá căng thẳng, làm trầm trọng thêm sự suy giảmhình ảnh của họ khắp thế giới từ năm 2007.[1] Hành vi khó chịu của Bắc Kinh khiến nhiều nhà quan sát phân vân: sự cứng rắn mới ấy sẽ kéo dài bao lâu. Đó là một xu hướng tạm thời hay lâu dài?  Nếu đó là một sự chuyển hướng lâu dài và trong chính bản chất của Trung Quốc thiên về hướng kiên quyết và kiêu căng hơn thì các quốc gia khác nên đáp ứng ra sao?

Miến Điện/Myanmar: Con đường gian truân đi tới tự do

Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba dịch
Christoph Hein là thông tín viên kinh tế của tờ “Nhật báo Phổ thông Frankfurt” (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) chuyên về Ấn Độ, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Sống từ mười bốn năm nay ở Singapore, ông là tác giả của nhiều quyển sách và đồng thời cũng viết cho các tạp chí như “Merian” hay “Mare”.
Udo Schmidt từ tháng 3 năm 2011 là thông tín viên của đài phát thanh thuộc ARD với trụ sở ở Singapore cho Đông Nam Á, Úc, New Zealand và Nam Thái Bình Dương. Trước đó, ông là giám đốc thường trực của chương trình phát thanh NDR Info. Udo Schmidt là cử nhân chính trị học với trọng tâm về ngoại giao.

Tương lai bất ngờ

Mong ước của người dân
Soe Wie bán DVD ở cạnh Anawyadar Road trong nội thành Rangoon. Nghe có vẻ hết sức bình thường – nhưng trong Myanmar của những cải cách chính trị thì còn chưa được lâu. Vì người đàn ông hai mươi chín tuổi đó chất hàng chồng bản sao lậu “The Lady” của Luc Besson lên trên quầy hàng của anh ấy ở ven đường, cuốn phim về người nữ lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi.

Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp

Philipp Mattheis
Sau khi dứt bỏ với Moscow, Mao thực hiện một chiến lược mới: ông ấy mời một đội bóng bàn Mỹ sang Trung Quốc – và qua “chính sách ngoại giao bóng bàn” này mà tiến đến gần cường quốc thế giới kia.
Những người chăm sóc đã cất cái bình ôxy vào trong một cái rương, mang chiếc giường bệnh đi và dấu cái máy hô hấp ở phía sau một chậu cây. Chính Mao Trạch Đông đã tập đứng dậy và ngồi xuống một tuần liền cho cái ngày này. Bây giờ, vào ngày 21 tháng 2 năm 1972, con người 78 tuổi này, lãnh tụ ốm đau của người Trung Quốc, đang chờ một vị khách mà ông ấy không muốn bộc lộ sự yếu đuối ra ngoài: Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Bệnh tự hào dân tộc của người Nga

Natalja Kljutcharjova
(Phạm Thị Hoài dịch)
Tôi là nhà văn, và các liên tưởng tôi thường dính líu tới văn học. Sau các sự kiện ở Krym, cuối cùng tôi đã hiểu ra rằng dân nước tôi và vị Tổng thống do “toàn dân” bầu nên của đất nước này khiến tôi liên tưởng đến ai.
Họ giống các nhân vật của Dostoevsky, ông gọi họ là “những kẻ ở xó hầm”.
Đó là những con người sống rất lâu, thường là suốt đời, trong trạng thái bị hạ nhục, khiến tâm lí họ hoàn toàn bị méo mó. Cả cuộc đời họ, toàn bộ những ước mơ và nguyện vọng của họ chỉ rút gọn vào một mục tiêu: trả thù, rửa nhục. Nỗi khao khát trả thù bệnh hoạn ấy phần lớn không nhằm cụ thể vào những kẻ nào đó đã làm nhục họ, mà chĩa vào toàn thế giới. 

Bốn lý do tại sao việc thâu tóm Crimea của Putin sẽ mang lại quả báo

Michael Bohm
(The Moscow Times, 4-14)
Nhìn từ bên ngoài, việc thôn tính Crimea trong chớp nhoáng của Tổng thống Vladimir Putin như là một thành công vang dội. Quân đội của Nga dễ dàng đóng chiếm cả khu vực này, và Putin đã nhìn thấy tỷ lệ ủng hộ tăng cao hơn 70%. Nhiều người Nga đang tán dương Putin như là một vị anh hùng dân tộc – người đã quay lưng lại với phương Tây, bảo vệ lợi ích của người Nga và chấn chỉnh lại sự bất công lý trong quá khứ.
 Tuy nhiên, việc đám đông kéo đến xung quanh lá cờ tổ quốc để ăn mừng sau một chiến dịch quận sự thành công chẳng có gì là mới mẻ. Ngay cả Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng giành được tỷ lệ ủng hộ tăng cao lên đến gần 70% ngay sau khi Mỹ xâm chiếm Irac năm 2003. Tuy nhiên, sau không khí hân hoan đó thì sự ủng hộ dành cho Putin cũng sẽ bị chìm xuống nhanh chóng như lúc tăng, cũng tương tự như trường hợp ông Bush. Khi người Nga nhìn thấy cái giá phải trả về mặt kinh tế của việc thôn tính Crưm vượt quá lợi ích mà nó mang lại, chiến thắng của Putin sẽ trở thành rỗng tuếch.

PUTIN ĐANG SỐNG Ở MỘT THẾ GIỚI NÀO ?

Đinh Minh Đạo
(Theo Diễn đàn XHDS)
Sau hành động Nga đưa quân đội vào Krym, thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao đổi điện thoại với tổng thống Putin. Sau cuộc nói chuyện điện thoại bà đã nhận xét: Putin như đang ở một thế giới nào khác, tôi không chắc là ông ta còn khả năng tiếp cận với thực tế không.
Nhận xét trên đây của bà thủ tướng Đức được nhiều nhà báo, chính trị gia…chia sẻ, nhưng có những ý kiến phản bác. Đến nay Nga đã hoàn thành các bước sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga còn điều động hàng vạn quân tập trận và áp sát vùng biên giới với Ukraina, hậu thuẫn cho những người dân gốc Nga ở phía đông Ukraina đòi ly khai, gây nên tình hình bất ổn và nguy cơ chia cắt nước Ukraina. Những người phản bác đưa ra những nhận xét, rằng Putin đã hành động rất tỉnh táo và hiệu quả. Một vài tác giả của báo chí “lề phải” Việt Nam còn hân hoan ca ngợi “Trận pháp Putin”(1), rằng sau thắng lợi ở Krym, ai cấm được Nga hợp tác với Trung Quốc sản xuất vũ khí siêu thanh tấn công toàn cầu, đánh thắng chiến lược “xoay trục” của Mỹ.

Miến Điện : 3 năm mở cửa, tương lai chính trị của Aung San Suu Kyi vẫn bấp bênh

Anh Vũ (RFI, 15-4-2014)

Le Figaro dành hết một trang báo lớn cho bài phóng sự dài nhân sự kiện biểu tượng dân chủ Miến Điện bà Aung San Suu Kyi tới thăm Pháp.
Bài phóng sự lấy tựa đề khá hấp dẫn như của một tiểu thuyết « Quý bà, nhà sư và viên tướng ». Tuy nhiên đó chính là ba nhân tố tiêu biểu cho bức tranh toàn cảnh chính trị xã hội Miến Điện trong tiến trình chuyển biến dân chủ.
Tờ báo ghi nhận, « trong 3 năm mở cửa, Miến Điện đã đi được một chặng đường dài và có vẻ như đang là miền đất hứa mới ở châu Á đối với các nước phương Tây ? Tuy nhiên đất nước vẫn bị ảnh hưởng bởi các vụ bạo lực tôn giáo và xung đột sắc tộc. Tương lai chính trị của nhà đối lập Aung San Suu Kyi vẫn còn bất trắc.

Truyền hình Putin, xin chào!

Dimitri Kisselev, trùm tuyên truyền Nga.
Thụy My
Le Point 27/03-02/04/2014) Truyền hình Nga hoan hô chiến dịch chiếm Crimée, dù phải bóp méo thông tin.
Ai muốn xin phỏng vấn sẽ phải chịu trận một tràng rủa sả. “Người Pháp các vị hãy cút đi nơi khác, để cho chúng tôi yên với vấn đề Crimée! Với tất cả những thứ thổ tả viết về chúng tôi, không có chuyện tiếp đón và trao cho các vị cái cơ hội so sánh tôi với một con khỉ!”
Dimitri Kisselev năm nay 60 tuổi, và là một ngôi sao của truyền hình Nga. Hay đúng hơn là nhạc trưởng của dàn tuyên truyền Nga. Từ hai tuần qua, tên ông ta nằm trong danh sách 33 nhân vật bị Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu trừng phạt để trả đũa việc sáp nhập Crimée (cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản). Cứ mỗi Chủ nhật, vào lúc 20 giờ, trước 20 triệu khán giả, ông giới thiệu trên kênh truyền hình nhà nước Rossia “Tin tức trong tuần”. Và xuất chiêu rất mạnh. Những lời lẽ hằn học nhất được dành cho những người đồng tính luyến ái: “Cần phải ngăn cản họ hiến máu và tinh trùng. Cũng phải đốt ra tro hay chôn quả tim của họ nếu họ là nạn nhân tai nạn giao thông”.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Ukraine, Nga, Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA, 23-03-2014
Trong sinh hoạt chính trị thế giới từ đầu năm 2014 đến nay, sự kiện Nga xâm lược bán đảo Crimea của Ukraine chắc chắn là sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý và gây nên nhiều phản ứng nhất. Các phản ứng ấy có thể chia ra làm ba loại: Một, phê phán Nga; hai, bênh vực Nga; và ba, dè dặt hoặc né tránh một thái độ rõ ràng dứt khoát.
Phản ứng đầu tiên chiếm đa số. Hầu hết các tổ chức siêu quốc gia (supranational) từ Liên Hiệp Âu Châu (European Union) đến Hội Đồng Âu Châu (Council of Europe), Hội đồng an ninh Liên Hiệp Quốc (UN Security Council), NATO đều tuyên bố Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine. Hầu hết các quốc gia Tây phương cũng đều lên án hành động lấn chiếm phi pháp của Nga.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Sáu điều dối trá của Nga về Crimea

Michael Bohm
Nhất Phương dịch
Các lãnh đạo Nga thường nói một giọng điệu – nói cùn – khi họ cố gắng biện minh cho việc lạm quyền bằng cách nói rằng người Mỹ cũng thế.
Ví dụ, Vladimir Putin so sánh việc chọn tấn công pháp lý vào tập đoàn Yukos cùng với việc tịch thu tài sản của Yukos nhập vào tập đoàn quốc doanh Rosneft với phán quyết của Mỹ về tập đoàn Enron năm 2003.
Mỹ sáp nhập Hawaii và Texas, vậy sao Nga không thể thôn tính Crimea? Nước Nga đang sống ở thế kỷ 19, theo đuổi định mệnh của chính mình.
Tháng Chín 2012, Putin, đáp lại những chỉ trích của cộng động quốc tế về cái chết của luật sư Sergei Magnitsky, nói rằng Hoa Kỳ không có quyền phán xét nước Nga vì Nga chỉ thi hành án lệnh với tội phạm tại nước mình.

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc

Minh Anh
Chính phủ Lào đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 470km nối liền miền Bắc nước này tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế về cái giá mà nước này sẽ phải trả.
Wang Quan, một ông chủ khách sạn người Trung Quốc tại một thị trấn ở vùng núi nhiệt đới miền Bắc nước Lào, đang chờ đợi khoảng 20.000 công nhân Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới.
Các tuyến đường sắt do Trung Quốc tài trợ cho Lào khá dài và “ngoằn nghoèo”, thông qua hàng chục đường hầm, cầu, mà mục đích cuối cùng của nó là liên kết miền nam Trung Quốc với Bangkok, Thái Lan và sau đó là Vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể khu vực thương mại hiện đã rất lớn của Trung Quốc với Đông Nam Á.

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Nhà nước ma Transnistria, bảo tàng sống của thời Liên Xô cũ

Quốc kỳ Transnistria
Sau khi Nga nuốt chửng Crimée của Ukraina, người ta bỗng nhớ đến tình trạng tương tự tại Moldova – quốc gia láng giềng cũng thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Moldova lo ngại kịch bản Crimée sẽ lặp lại tại Transnistria - vùng đất ly khai từ Moldova đã tuyên bố độc lập nhưng không có nước nào trên thế giới công nhận, kể cả Nga. Quả thật ngay sau đó, ngày 21/03/2014 Nga đã cho tập trận tạiTransnistria.
Để giúp độc giả hiểu thêm về Transnistria, một cái tên xa lạ với người Việt, một « Nhà nước ma » hiếm hoi còn tồn tại trong thế kỷ 21, Thụy My xin mời bạn đọc theo dõi bài phóng sự đặc sắc đăng trên báo Le Figaro ngày 01/04/2014.
Chào mừng khách đến thăm một đất nước không hiện hữu ! Đồn biên phòng chắn ngang con đường ngăn cách Ukraina và Moldova, với những nhân viên hải quan đáng ngờ đội chiếc nón kết to kiểu Liên Xô cũ, không hề có tư cách hợp pháp đối với quốc tế. Lá quốc kỳ hai màu đỏ và xanh lá cây phấp phới trên cột cờ - lá cờ cuối cùng trên thế giới còn mang hình búa liềm – là quốc kỳ của một Nhà nước không được bất kỳ quốc gia nào công nhận.