Hiển thị các bài đăng có nhãn VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Thời nay, có nên lấy hệ tư tưởng để đánh giá hành vi, ý thức chính trị của nhau không?

Nguyễn Trần Bạt

1. Tri thức – Tư tưởng

Tri thức, có thể nói, là bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Tri thức bao trùm nhiều lĩnh vực: lao động sản xuất (công, nông nghiệp), chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, xây dựng, luật pháp, giao thông, giao tiếp, chinh phục thiên nhiên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... Đó là những hiểu biết khoa học, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà con người tích luỹ được trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh và thích ứng với thiên nhiên cũng như với xã hội nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng người trong quá trình lịch sử lâu.

Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc

Cuộc xung đột ở biển Đông đánh thức dậy những nỗi lo sợ có gốc rễ sâu xa tại Đông Nam Á: một sự thống trị của Trung Quốc. Một chuyến viếng thăm Việt Nam cho thấy việc đối phó với cường quốc mới khó khăn cho tới đâu.
Sao vàng trên nền đỏ. Học viên sĩ quan chỉnh tề trong những bộ đồng phục trắng. Thêm vào đó là mặt trời lặn trên biển và những bài ca về quê hương. Trong truyền hình nhà nước Việt Nam, việc tạo khí thế yêu nước ngày càng đạt tới những đỉnh cao mới. Chính phủ ở Hà Nội dựa vào xúc cảm – và thông điệp là rất rõ ràng: Trường Sa và Hoàng Sa, như hai quần đảo ở biển Đông được Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền có tên trong tiếng Việt, là thuộc Việt Nam. Chấm hết.

Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối

Phan Thanh Tâm
Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất ðặc biệt vì sách ðã “phân tích sư thật về những hành ðộng khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Nãm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; ðã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 nãm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất ðã khẳng ðịnh, Marx ðã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” ðã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của ðạo lý”. Theo ông, ðây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn ðời” và “là một con khủng long ba ðầu, chin ðuôi”.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

NĂM NHẬN ĐỊNH VỀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Từ Linh
Tháng 6 18, 2014
Giữa những ngày giàn khoan 981 nghênh ngang thách thức chủ quyền Việt Nam và gây không ít hoang mang, bài này xin được góp một số ý nghĩ về bốn bên liên quan: Mỹ, Tàu, Đảng và dân. Có ý sẽ làm người lạc quan phật lòng, có ý sẽ làm người bi quan bất đồng, có ý có thể chủ quan, nhưng xin chép cả vào đây, như góp một cái nhìn tham khảo. Bài chia làm năm phần, tương ứng với năm câu hỏi-đáp, xin tóm gọn như sau:
1.           Mỹ có đối đầu Tàu vì Việt Nam không? Không! Người hùng giờ thấm mệt, thích chăm việc nhà và việc gần hơn lo việc thiên hạ quá xa.

Bài phát biểu của Tổng bí thư Lê Duẩn về Trung Quốc năm 1979

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội
Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP
Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center
Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không? Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý...'.
*
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Vai trò của Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1963

Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng giúp đỡ Hồ Chí Minh thành công trong mặt trận chống Thực Dân Pháp cũng như ký hiệp định Geneva chia đôi VN 1954. 
Trong những thập niên sau cuộc họp mặt Geneva, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bành trướng ảnh hưởng trong những sự thay đổi của Việt Nam. Trong quá trình của cuộc họp mặt Geneva, CSVN không ngừng bám theo cũng như “xin” CS-Trung Quốc giúp đỡ và tiếp viện để củng cố quyền lực Đảng CSVN tại miền Bắc, thành lập cũng như huấn luyện quân đội CSVN, thi hành dự án Cải Cách Ruộng Đất, tu chính lại Đảng CSVN, củng cố bộ chính trị Bắc Việt, quản lý thành phố lớn và tái tạo nền kinh tế. Và như đã biết, Bắc Kinh đã cho Fang Yi lãnh đạo một đoàn Trung Quốc Kinh Tế Gia đến miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam không mang ơn Trung Quốc

Vương Trí Dũng
Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu rằng “mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”.
Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ minh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.
1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.

Tản mạn quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học

Trần Văn Chánh
Những năm gần đây, nhiều vấn đề lịch sử nói chung hay nhân vật lịch sử nói riêng đã được giới nghiên cứu sử học xem xét lại, nhờ vậy vấn đề triều Nguyễn hay một vài nhân vật lịch sử nổi bật như vua Gia Long, các cụ Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh… cũng đã được đánh giá lại trong một tinh thần thông thoáng cởi mở hơn xưa rất nhiều, và việc làm nầy đều được mọi tầng lớp trong xã hội hoan nghênh tán đồng. 
Có lẽ từ giờ trở đi, nhân dân Việt Nam khỏi phải mất công tranh cãi nhau dài dòng về tư cách tốt xấu của cụ Lê Văn Duyệt hay cụ Phan Thanh Giản nữa. 

NGÀY 21/6- VÀI LỜI VỀ TRƯƠNG DUY NHẤT

Hạ Mai
Tôi chưa được gặp và làm quen với anh trên thực tế, nhưng lại được biết anh qua một góc nhìn khác”.
Sắc sảo, thẳng thắn, trí tuệ, tài năng, Trương Duy Nhất đã chọn cho mình con đường chông gai, bỏ báo “quốc doanh” để được chân chính, được tự do viết những điều trung thực, trải những trăn trở, ưu suy từ tận đáy lòng.
Trên quan điểm: “Không chống phá, không phản động, không đảng phái, chẳng phe nhóm nào. Tôi chỉ là riêng tôi, một góc nhìn khác với những góp bàn cá nhân trong mong ước, khát vọng đổi thay tích cực”,

THỦ TƯỚNG CÓ THỰC SỰ KHÔNG MÀNG “HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG”?

Hạ Mai
Ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (HYSY-981) vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông nóng lên từng giờ, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân Việt Nam dâng ngùn ngụt. Nhân dân khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ rõ thái độ, có những bước đi cương quyết, kịp thời, song mặt nước vẫn lặng như tờ. Sự im lặng khó hiểu từ phía những người có trách nhiệm không chỉ làm tích tụ thêm những bức xúc của người dân, mà còn khiến những bực bội bấy lâu kìm nén có nguy cơ bùng phát.

Những đứa con ngỗ nghịch trong ngôi vườn của Trung Quốc

Trung Quốc tấn công Việt Nam, Xô viết đe dọa Trung Quốc – sau ba cuộc Chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến thứ tư, có lẽ là cuộc chiến nguy hiểm nhất, đang hiện hình. Cường quốc mới Trung Quốc muốn chứng tỏ cho thế giới biết rằng họ dám bước ra chống lại tử thù Liên bang Xô viết của họ. Mạo hiểm có tính toán trước của những người cộng sản?
Vào giữa tháng Hai, mây đen bao phủ trên vùng biên giới Việt-Trung. Vì vậy mà vệ tinh trên trời của Mỹ, trước sau thì cũng đã ít có mặt trên khu vực không còn được cho là quan trọng, không thể nhận biết những gì đang xảy ra trên mặt đất.

Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam – không chỉ áp lực từ bên ngoài

Viện Friedrich Naumann vì tự do
Phan Ba dịch
Cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về các quần đảo ở biển Đông thống trị những cuộc thảo luận ở Việt Nam. Áp lực nặng nề của láng giềng to lớn cũng thúc đẩy cuộc tranh cãi nội bộ về những cải cách cần thiết và để cho người ta nhận ra được sự hình thành phe phái trong Đảng Cộng sản.
Leo thang trên biển
Từ ngày 1 tháng Năm, Trung Quốc đã đặt giàn khoan HD-981 to lớn vào vùng biển 200 hải lý được Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Sự kiện này đã dẫn tới bước leo thang lớn nhất lâu nay trong quan hệ vốn cũng đã căng thẳng giữa hai đất nước cộng sản. 

Những món nợ đẫm máu giữa Trung Quốc và Việt Nam

Berthold Seewald
Phan Ba dịch từ báo Thế Giới [Die Welt]
Năm 1979 Bắc Kinh đã phủ lên láng giềng phía Nam của họ một cuộc chiến dữ dội. Và ngay từ thời đó thì đã là vì biên giới rồi, những đường biên giới mà các thế lực Phương Tây đã ép buộc Trung Quốc trong các “hiệp ước bất bình đẳng”
Cùng hướng tới các học thuyết của Marx và Lênin không ngăn cản các quốc gia dùng bạo lực tấn công nhau, điều này đang được Trung Quốc và Việt Nam chứng minh trong những ngày này. Đã có nhiều người chết trong những cuộc bạo động chống nhà máy Trung Quốc ở Việt Nam, và tờ “Toàn Cầu Thời Báo” Trung Quốc thân với chính phủ đe dọa là nước này cũng có thể dùng tới những “biện pháp không hòa bình”, nếu như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khoan dầu ở Biển Đông trở thành quá khích.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Chiến tranh Việt - Trung 35 năm nhìn lại (Phần 1): CHUYỆN TRAO TRẢ TÙ BINH VIỆT – TRUNG

Duna Péter
Duna Péter- tác giả cuốn sách về Việt Nam “Một trăm ngàn cây số tại Việt Nam” (Százezer kilométer Vietnamban, NXB Kossuth 1986), từng là phóng viên thường trú ở Việt Nam của nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và của Hãng Thông tấn Hungary MTI. 
Ba mươi lăm năm trước, đúng vào những ngày này, đã nổ ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc (Chiến tranh biên giới Việt-Trung*), mà chúng ta có thể bình tâm gọi là “chiến tranh”. Vào ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ (theo các nguồn tin Phương Tây gồm 9 quân đoàn, 3 đại quân khu (phương diện quân) và vài chục sư đoàn, cùng lực lượng không quân) để tấn công nước láng giềng Việt Nam. 
Nhiều sử gia gọi sự kiện này là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba (sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống Mỹ và các đồng minh). 

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Tư bản thân hữu ở Việt Nam

Báo Anh Financial Times ngày 15/5 có đăng tải bài viết về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam và những thiệt hại mà nó gây ra cho sự phát triển của nước này.
Bài bình luận của cây bút David Pilling cho rằng, với một đất nước trong thời kỳ có nhiều lợi thế do dân số mang lại, nền kinh tế Việt Nam dường như không tăng trưởng đủ nhanh.
Theo quan sát của Pilling, bao trùm đất nước này là những câu chuyện về các tập đoàn khổng lồ hoạt động kém hiệu quả nhưng lại được sự bảo bọc từ “các nhóm lợi ích đầy quyền lực”, các vụ chiếm đoạt đất đai, những tù nhân lương tâm và sự phẫn uất trước quyền lợi mà con cái những lãnh đạo đảng cầm quyền đang được hưởng.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Cả nước trong cơn " Hội chứng"

Hạ Đình Nguyên.
Theo Người Lót gạch 
Khó ai có thể nhìn thấy hay phán đoán về sự phát triển của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Một bức tranh loạn màu sắc, mà chỉ cần nhìn qua cái tít của các tin tức hằng ngày là đã thấy “choáng”. Như “dòng tin gây bức xúc” mỗi ngày của Nguoilotgach, hay của Vietnam.net, hoặc bất cứ một trang mạng nào khác, mà không cần đọc, chỉ lướt qua tựa đề thôi !  Nếu không gọi nó bằng từ “hội chứng” của cả nước thì là gì ?
 Nước Mỹ đã dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam thật sự máu lửa chỉ trong khoảng 7 năm, kể từ khi quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến 1965 đến 1972 thì rút quân. Người lính Mỹ theo chế độ quân dịch, chỉ có một năm, quá lắm là 2 năm cho một số người, thế mà nó đã sinh ra trên đất Mỹ một “hội chứng” về chiến tranh Việt Nam kéo dài 40 năm sau, còn để lại những vết thương cho lương tri xã hội Mỹ và lịch sử Mỹ, về một cuộc chiến mà họ không xem đó là cuộc chiến tranh xâm lược, mà là cuộc chiến chính nghĩa, vì lý tưởng giúp nước nhỏ chống sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản vào toàn vùng Đông Nam Á. Cho là đúng mà vẫn ray rứt, vì vết cắt của chiến tranh. Thông  thường, một quốc gia sau khi chiến tranh chấm dứt đều sinh ra một hội chứng nào đó.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?

Hoàng Mai
Đó là suy nghĩ của người viết bài này, và có thể cũng là suy tư của rất nhiều người Việt Nam khi nghĩ về hiện tình Việt Nam và Lào hiện nay. Nguy cơ mất nước của người Lào về tay Trung Quốc là rất cao, nếu như nhân dân Lào, ngay từ bây giờ không nhận thức được một cách đầy đủ, thường trực về điều đó!
1. Nguy cơ Lào mất nước nhìn từ Việt Nam
Không khó để nhận ra rằng, Bắc Kinh đang làm chủ cuộc chơi tại Việt Nam và tại Lào trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa…. Quan hệ Trung-Việt, cũng như Trung-Lào hiện nay, đã vượt ra khỏi khái niệm “láng giềng hữu nghị”.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Một Nguyên thủ mạnh & một quốc gia mạnh

Huy Đức 
(Theo FB Huy Đức)
Ngày 3-4-2014, trong "lễ thượng kỳ", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc đến khái niệm một "quốc gia mạnh" và, cái cách ông đứng trên nóc tàu, một tay chống nạnh, một tay vẫy đám đông, bên cạnh một cựu nguyên thủ phải ôm cột giữ thăng bằng, gợi ý hình ảnh một quốc gia mạnh cũng tương đồng với một nguyên thủ mạnh.
Một Nguyên thủ mạnh
Tàu ngầm chỉ phát huy tác dụng khi nó lặn sâu chứ không phải khi nó nổi lên. Chính trị Việt Nam cũng như biển khơi. Một nguyên thủ mạnh không chỉ là người biết xây dựng hình ảnh trước công chúng mà còn phải là một người biết kiến tạo tương lai cho mình và cho chính công chúng ấy.

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở

Nguyễn Hưng Quốc

Hầu hết các tài liệu viết về xã hội dân sự ở Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Anh đều nhấn mạnh: Xã hội dân sự chỉ mới manh nha tại Việt Nam từ giữa thập niên 1980, khi chính phủ và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới. Thật ra, không phải. Theo tôi, đó chỉ là một cái nhìn phi lịch sử và đầy thiên kiến chính trị: Một cách vô tình hay cố ý, người ta hư vô hoá sự tồn tại của một nửa nước tương đối tự do trong thời kỳ 1954-75.
Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng.

Công bố chỉ số PAPI 2013: Nhức nhối nạn hối lộ trong lĩnh vực công

THU HẰNG
Đó là vấn đề đáng lưu ý được đưa ra tại buổi công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2013, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng - CECODES (thuộc Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam phối hợp với Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức sáng 2-4.
Nhìn tổng quát, chỉ số PAPI năm 2013 cho thấy mức độ hài lòng của người dân đối với hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh có gia tăng. Vấn đề kiểm soát tham nhũng, quyết tâm chống tham nhũng cũng như vấn đề công khai, minh bạch có cải thiện. Tuy nhiên, tham nhũng và hối lộ trong khu vực công cũng như tình trạng lót tay để vào làm việc trong các cơ quan nhà nước vẫn còn là vấn đề thường trực ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên cả nước.