Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Phân chia chiến tuyến

Trong tháng Mười Hai, sau khi nhậm chức Bí thư Đảng Cộng sản mới của Trung Quốc được gần ba tuần, Tập Cận Bình đã nói vài lời động viên dành cho những người ủng hộ cải cách chính trị. “Không một tổ chức hoặc cá nhân nào”, ông ta cho biết, có “đặc quyền vượt qua hiến pháp và pháp luật”. Ông ta không làm gì khác hơn là trích dẫn bản thân Hiến pháp Trung Quốc, nhưng một số người Trung Quốc theo chủ nghĩa tự do cảm thấy được khuyến khích bởi lời ca ngợi của ông ta dành cho “quyền lực vô cùng to lớn” của một văn bản mà đảng thường chọn cách bỏ qua. Các quan chức đảng đang cố gắng cảnh báo những người lạc quan không được quá đà.

Thời nay, có nên lấy hệ tư tưởng để đánh giá hành vi, ý thức chính trị của nhau không?

Nguyễn Trần Bạt

1. Tri thức – Tư tưởng

Tri thức, có thể nói, là bộ phận quan trọng nhất của văn hoá. Tri thức bao trùm nhiều lĩnh vực: lao động sản xuất (công, nông nghiệp), chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, xây dựng, luật pháp, giao thông, giao tiếp, chinh phục thiên nhiên, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... Đó là những hiểu biết khoa học, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà con người tích luỹ được trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh và thích ứng với thiên nhiên cũng như với xã hội nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng người trong quá trình lịch sử lâu.

Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc

Cuộc xung đột ở biển Đông đánh thức dậy những nỗi lo sợ có gốc rễ sâu xa tại Đông Nam Á: một sự thống trị của Trung Quốc. Một chuyến viếng thăm Việt Nam cho thấy việc đối phó với cường quốc mới khó khăn cho tới đâu.
Sao vàng trên nền đỏ. Học viên sĩ quan chỉnh tề trong những bộ đồng phục trắng. Thêm vào đó là mặt trời lặn trên biển và những bài ca về quê hương. Trong truyền hình nhà nước Việt Nam, việc tạo khí thế yêu nước ngày càng đạt tới những đỉnh cao mới. Chính phủ ở Hà Nội dựa vào xúc cảm – và thông điệp là rất rõ ràng: Trường Sa và Hoàng Sa, như hai quần đảo ở biển Đông được Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền có tên trong tiếng Việt, là thuộc Việt Nam. Chấm hết.

Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối

Phan Thanh Tâm
Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất ðặc biệt vì sách ðã “phân tích sư thật về những hành ðộng khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Nãm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; ðã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 nãm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất ðã khẳng ðịnh, Marx ðã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” ðã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của ðạo lý”. Theo ông, ðây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn ðời” và “là một con khủng long ba ðầu, chin ðuôi”.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

NĂM NHẬN ĐỊNH VỀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Từ Linh
Tháng 6 18, 2014
Giữa những ngày giàn khoan 981 nghênh ngang thách thức chủ quyền Việt Nam và gây không ít hoang mang, bài này xin được góp một số ý nghĩ về bốn bên liên quan: Mỹ, Tàu, Đảng và dân. Có ý sẽ làm người lạc quan phật lòng, có ý sẽ làm người bi quan bất đồng, có ý có thể chủ quan, nhưng xin chép cả vào đây, như góp một cái nhìn tham khảo. Bài chia làm năm phần, tương ứng với năm câu hỏi-đáp, xin tóm gọn như sau:
1.           Mỹ có đối đầu Tàu vì Việt Nam không? Không! Người hùng giờ thấm mệt, thích chăm việc nhà và việc gần hơn lo việc thiên hạ quá xa.

Bài phát biểu của Tổng bí thư Lê Duẩn về Trung Quốc năm 1979

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội
Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP
Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center
Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không? Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý...'.
*
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài

Nguyễn Văn Huy
BBC- thứ ba, 20 tháng 3, 2012
 Miến Điện nằm trên cửa ngõ xuống Vịnh Bengal của Trung Quốc. Đường ranh giới mầu đỏ phát xuất từ Điện Biên Phủ dọc theo biên giới Miến – Hoa chay qua tới Bhutan, Nepal, Pakistan, Afganistan. 
Miến Điện cùng Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia là năm quốc gia trên bán đảo Trung Ấn nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng Năm Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) và 14 Thành phố Hải cảng Mở (Open Coastal Cities) dọc các bờ biển.

5 năm tới Miến Điện sẽ ở đâu?

Bs Hồ Hải
 Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
Trong một bài viết cách đây 18 tháng của tôi - Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt, tôi có viết, cùng năm 1990 ở Việt Nam và Miến Điện có hai sự cỡi trói lớn. Miến Điện cỡi trói về chính trị để làm nền tảng cho kinh tế bắt đầu mở cửa 2 năm qua. Họ giữ được văn hóa, tài nguyên còn nguyên vẹn. Trong khi đó, Việt Nam cỡi trói kinh tế, mà không thay đổi thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền. 

Vai trò của Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1963

Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng giúp đỡ Hồ Chí Minh thành công trong mặt trận chống Thực Dân Pháp cũng như ký hiệp định Geneva chia đôi VN 1954. 
Trong những thập niên sau cuộc họp mặt Geneva, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bành trướng ảnh hưởng trong những sự thay đổi của Việt Nam. Trong quá trình của cuộc họp mặt Geneva, CSVN không ngừng bám theo cũng như “xin” CS-Trung Quốc giúp đỡ và tiếp viện để củng cố quyền lực Đảng CSVN tại miền Bắc, thành lập cũng như huấn luyện quân đội CSVN, thi hành dự án Cải Cách Ruộng Đất, tu chính lại Đảng CSVN, củng cố bộ chính trị Bắc Việt, quản lý thành phố lớn và tái tạo nền kinh tế. Và như đã biết, Bắc Kinh đã cho Fang Yi lãnh đạo một đoàn Trung Quốc Kinh Tế Gia đến miền Bắc Việt Nam.

Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn

David Shambaugh*
2009-2010 sẽ được nhớ đến như những năm mà Trung Quốc đã trở nên khó cho thế giới đối phó, khi Bắc Kinh biểu lộ cách hành xử ngày càng cứng rắn và hung hăng với nhiều nước láng giềng châu Á, cũng như với Mỹ và Liên minh châu Âu. Ngay cả những quan hệ của họ ở châu Phi và Mỹ - La tinh cũng trở nên khá căng thẳng, làm trầm trọng thêm sự suy giảmhình ảnh của họ khắp thế giới từ năm 2007.[1] Hành vi khó chịu của Bắc Kinh khiến nhiều nhà quan sát phân vân: sự cứng rắn mới ấy sẽ kéo dài bao lâu. Đó là một xu hướng tạm thời hay lâu dài?  Nếu đó là một sự chuyển hướng lâu dài và trong chính bản chất của Trung Quốc thiên về hướng kiên quyết và kiêu căng hơn thì các quốc gia khác nên đáp ứng ra sao?