Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Bài phát biểu của Tổng bí thư Lê Duẩn về Trung Quốc năm 1979

Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội
Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP
Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center
Chúng ta rất nghèo. Làm sao chúng ta có thể đánh Mỹ nếu không có Trung Quốc làm căn cứ hậu tập? Nên chúng ta phải nghe theo họ, đúng không? Tuy nhiên, chúng ta đã không đồng ý...'.
*
Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta chính là những kẻ phản động Trung Quốc.
Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài

Nguyễn Văn Huy
BBC- thứ ba, 20 tháng 3, 2012
 Miến Điện nằm trên cửa ngõ xuống Vịnh Bengal của Trung Quốc. Đường ranh giới mầu đỏ phát xuất từ Điện Biên Phủ dọc theo biên giới Miến – Hoa chay qua tới Bhutan, Nepal, Pakistan, Afganistan. 
Miến Điện cùng Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia là năm quốc gia trên bán đảo Trung Ấn nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng Năm Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) và 14 Thành phố Hải cảng Mở (Open Coastal Cities) dọc các bờ biển.

5 năm tới Miến Điện sẽ ở đâu?

Bs Hồ Hải
 Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
Trong một bài viết cách đây 18 tháng của tôi - Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt, tôi có viết, cùng năm 1990 ở Việt Nam và Miến Điện có hai sự cỡi trói lớn. Miến Điện cỡi trói về chính trị để làm nền tảng cho kinh tế bắt đầu mở cửa 2 năm qua. Họ giữ được văn hóa, tài nguyên còn nguyên vẹn. Trong khi đó, Việt Nam cỡi trói kinh tế, mà không thay đổi thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền. 

Vai trò của Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, 1954-1963

Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng giúp đỡ Hồ Chí Minh thành công trong mặt trận chống Thực Dân Pháp cũng như ký hiệp định Geneva chia đôi VN 1954. 
Trong những thập niên sau cuộc họp mặt Geneva, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bành trướng ảnh hưởng trong những sự thay đổi của Việt Nam. Trong quá trình của cuộc họp mặt Geneva, CSVN không ngừng bám theo cũng như “xin” CS-Trung Quốc giúp đỡ và tiếp viện để củng cố quyền lực Đảng CSVN tại miền Bắc, thành lập cũng như huấn luyện quân đội CSVN, thi hành dự án Cải Cách Ruộng Đất, tu chính lại Đảng CSVN, củng cố bộ chính trị Bắc Việt, quản lý thành phố lớn và tái tạo nền kinh tế. Và như đã biết, Bắc Kinh đã cho Fang Yi lãnh đạo một đoàn Trung Quốc Kinh Tế Gia đến miền Bắc Việt Nam.

Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn

David Shambaugh*
2009-2010 sẽ được nhớ đến như những năm mà Trung Quốc đã trở nên khó cho thế giới đối phó, khi Bắc Kinh biểu lộ cách hành xử ngày càng cứng rắn và hung hăng với nhiều nước láng giềng châu Á, cũng như với Mỹ và Liên minh châu Âu. Ngay cả những quan hệ của họ ở châu Phi và Mỹ - La tinh cũng trở nên khá căng thẳng, làm trầm trọng thêm sự suy giảmhình ảnh của họ khắp thế giới từ năm 2007.[1] Hành vi khó chịu của Bắc Kinh khiến nhiều nhà quan sát phân vân: sự cứng rắn mới ấy sẽ kéo dài bao lâu. Đó là một xu hướng tạm thời hay lâu dài?  Nếu đó là một sự chuyển hướng lâu dài và trong chính bản chất của Trung Quốc thiên về hướng kiên quyết và kiêu căng hơn thì các quốc gia khác nên đáp ứng ra sao?

Miến Điện/Myanmar: Con đường gian truân đi tới tự do

Christoph Hein/Udo Schmidt
Phan Ba dịch
Christoph Hein là thông tín viên kinh tế của tờ “Nhật báo Phổ thông Frankfurt” (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) chuyên về Ấn Độ, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Sống từ mười bốn năm nay ở Singapore, ông là tác giả của nhiều quyển sách và đồng thời cũng viết cho các tạp chí như “Merian” hay “Mare”.
Udo Schmidt từ tháng 3 năm 2011 là thông tín viên của đài phát thanh thuộc ARD với trụ sở ở Singapore cho Đông Nam Á, Úc, New Zealand và Nam Thái Bình Dương. Trước đó, ông là giám đốc thường trực của chương trình phát thanh NDR Info. Udo Schmidt là cử nhân chính trị học với trọng tâm về ngoại giao.

Tương lai bất ngờ

Mong ước của người dân
Soe Wie bán DVD ở cạnh Anawyadar Road trong nội thành Rangoon. Nghe có vẻ hết sức bình thường – nhưng trong Myanmar của những cải cách chính trị thì còn chưa được lâu. Vì người đàn ông hai mươi chín tuổi đó chất hàng chồng bản sao lậu “The Lady” của Luc Besson lên trên quầy hàng của anh ấy ở ven đường, cuốn phim về người nữ lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi.

Việt Nam không mang ơn Trung Quốc

Vương Trí Dũng
Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu rằng “mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”.
Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ minh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.
1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.

Tản mạn quan điểm, phương pháp và thái độ nghiên cứu sử học

Trần Văn Chánh
Những năm gần đây, nhiều vấn đề lịch sử nói chung hay nhân vật lịch sử nói riêng đã được giới nghiên cứu sử học xem xét lại, nhờ vậy vấn đề triều Nguyễn hay một vài nhân vật lịch sử nổi bật như vua Gia Long, các cụ Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh… cũng đã được đánh giá lại trong một tinh thần thông thoáng cởi mở hơn xưa rất nhiều, và việc làm nầy đều được mọi tầng lớp trong xã hội hoan nghênh tán đồng. 
Có lẽ từ giờ trở đi, nhân dân Việt Nam khỏi phải mất công tranh cãi nhau dài dòng về tư cách tốt xấu của cụ Lê Văn Duyệt hay cụ Phan Thanh Giản nữa. 

NGÀY 21/6- VÀI LỜI VỀ TRƯƠNG DUY NHẤT

Hạ Mai
Tôi chưa được gặp và làm quen với anh trên thực tế, nhưng lại được biết anh qua một góc nhìn khác”.
Sắc sảo, thẳng thắn, trí tuệ, tài năng, Trương Duy Nhất đã chọn cho mình con đường chông gai, bỏ báo “quốc doanh” để được chân chính, được tự do viết những điều trung thực, trải những trăn trở, ưu suy từ tận đáy lòng.
Trên quan điểm: “Không chống phá, không phản động, không đảng phái, chẳng phe nhóm nào. Tôi chỉ là riêng tôi, một góc nhìn khác với những góp bàn cá nhân trong mong ước, khát vọng đổi thay tích cực”,

THỦ TƯỚNG CÓ THỰC SỰ KHÔNG MÀNG “HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG”?

Hạ Mai
Ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (HYSY-981) vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông nóng lên từng giờ, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân Việt Nam dâng ngùn ngụt. Nhân dân khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ rõ thái độ, có những bước đi cương quyết, kịp thời, song mặt nước vẫn lặng như tờ. Sự im lặng khó hiểu từ phía những người có trách nhiệm không chỉ làm tích tụ thêm những bức xúc của người dân, mà còn khiến những bực bội bấy lâu kìm nén có nguy cơ bùng phát.