Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng Ukraina như thế nào?

John J. Mearsheimer, Foreign Affairs
Dịch bởi Nguyễn Hoàng Nam, CTV Phía Trước

Theo quan điểm hiện hành của phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine xuất phát hầu như chính là từ những hành vi kích động từ nước Nga. Thủ tướng Nga Vladimir Putin, theo quan điểm này, được cho rằng đã kích động Crimea li khai, trong một tham vọng lâu dài nhằm khôi phục lại đế chế Xô Viết, và thậm chí có thể ông còn đang nhắm đến phần còn lại của Ukraine, cũng như các quốc gia Đông Âu khác. Theo quan điểm này, việc lật đổ tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vào tháng 2 năm 2014 đơn thuần chỉ là việc đưa ra một cái cớ cho ông Putin đưa ra quyết định cho phép quân đội Nga vào kiểm soát Ukraine.

Trung Quốc: Những thăng trầm, sự nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới, và những bài học lịch sử

James Petras
 Sơn Trung
 
dịch, Tạp chí Văn hóa Nghệ An
Tiểu dẫn: Ngày 30/4 Chương trình so sánh quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo cập nhật, dự báo ngay trong năm 2014 này Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào thời điểm năm 2005 quy mô nền kinh tế Trung Quốc chưa bằng một nửa nền kinh tế Mỹ. 
Tuy nhiên, đến năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng lên khá nhanh, bằng 87% kinh tế Mỹ, tính theo phương pháp sức mua hàng hóa và dịch vụ tương đương (PPP). Mặc dù, phương pháp so sánh sức mua tương đương không phản ánh được sự giàu có của một quốc gia tính theo đầu người, Trung Quốc vẫn là nước nghèo hơn so với Mỹ, nhưng nhiều người đã, đang nói đến sự đổi ngôi này. Cũng trong ngày 30/4, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa (the Center for Rechearch on Globalization-CRG) tại Montreal, Canada đã cho đăng lại trên website globalrearch.ca bài nghiên cứu có tựa đề Trung Quốc: Những thăng trầm và nổi lên trở lại thành cường quốc thế giới-Những bài học lịch sử(China: Rise, Fall and Re-Emergence as a Global Power- Lessons of History) của Giáo sư James Petras. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết này cùng bạn đọc như là một tài liệu, một cách nhìn, một quan điểm để tham khảo và có thể có một cái nhìn thực tế hơn về Trung Quốc, người láng giềng đang kéo dàn khoan vào vùng biển của chúng ta.

Săn hổ ở Trung Quốc

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Minxin Pei, Project-Syndicate
Trong một hành động táo bạo kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng, Trung Quốc đã chính thức công bố bắt đầu các cuộc điều tra liên quan đến những “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” đối với nhân vật cao cấp nhất bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chu Vĩnh Khang. Mặc dù những tin đồn về sự sụp đổ chính trị của ông Chu đã được lan rộng gần một năm nay nhưng bất cứ ai quen thuộc với những âm mưu chính trị của Trung Quốc đều biết rằng các nhóm thân cận và phe cánh vẫn có thể cứu được ông Chu nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa chính thức công bố hạ quyết ông. Bây giờ thì việc này đã trở nên chính thức: một con “siêu hổ” đã bị quật ngã. Nhưng liệu đây có phải là những gì mà Trung Quốc thực sự cần trong lúc này?
Từ năm 2012, khi Tập Cận Bình bắt đầu “săn hổ” – theo như đúng lời ông nói – thì đã có ba bộ trưởng, tỉnh trưởng và các quan chức cấp cao khác đã bị rơi vào lưới. Nhưng ông Chu không phải là một con hổ bình thường. Ông từng là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết định cao nhất của ĐCSTQ. Ông Chu từng được xem như một nhân vật bất khả xâm phạm.